Rò rỉ thông tin nơi cất giấu vũ khí hạt nhân của Mỹ trên khắp châu Âu
Sức mạnh Do Thái: Israel có bao nhiêu đầu đạn hạt nhân? / Dân châu Âu "sốc" khi vị trí kho vũ khí hạt nhân Mỹ bị lộ
Dự thảo báo cáo do một thành viên của cơ quan trực thuộc NATO soạn thảo, trong đó bổ sung chi tiết về mối răn đe hạt nhân của NATO, đã tiết lộ vị trí và số lượng vũ khí hạt nhân của Mỹ tại châu Âu.
Báo cáo có tiêu đề: “Kỷ nguyên mới về răn đe hạt nhân? Hiện đại hóa, kiểm soát vũ khí và các lực lượng hạt nhân đồng minh”, do Thượng nghị sỹ Canada, ông Joseph Day, thuộc Ủy ban An ninh của Hội đồng nghị viện NATO, soạn thảo. Theo RT, dự thảo ban đầu được thảo luận tại phiên họp của Hội đồng nghị viện NATO tại Bratislava, Slovakia ngày 1/6, sau đó sẽ được xem xét sửa đổi, thậm chí được thông qua tại phiên họp thường niên của cơ quan này ở London vào tháng 10/2019. Ông Wouter De Vriendt, nghị sỹ Đảng Xanh của Bỉ, người tham dự phiên họp nêu trên đã cung cấp bản sao dự thảo báo cao cho tờ nhật báo De Morgen.
Theo dự thảo báo cáo nói trên, NATO tích trữ khoảng 150 quả bom hạt nhân B61 của Mỹ tại 6 căn cứ: Kleine Brogel ở Bỉ, Buchel ở Đức, Aviano và Ghedi-Torre ở Italy, Volken ở Hà Lan và Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù bản dự thảo không nêu rõ có bao nhiêu quả bom tại mỗi căn cứ nhưng thông tin lan truyền tiết lộ số lượng khác nhau.
Một số nguồn tin cho biết, căn cứ không quân Volkel tích trữ 20 qủa bom, trong khi căn cứ không quân Kleine Brogel được cho là chứa từ 10 đến 20 đầu đạn trọng lực. Italy, quốc gia duy nhất trong danh sách có 2 căn cứ hạt nhân, ước tính lưu giữ số lượng bom hạt nhân lớn nhất, từ 60 đến 70 quả. Trong khi đó, căn cứ không quân Incilik của Thổ Nhĩ Kỳ chứa khoảng 50 quả bom B61, còn căn cứ Buchel chứa tới 20 quả bom.
Về sau, Hội đồng nghị viện NATO đã lựa chọn việc sửa đổi báo cáo. Phiên bản hiện hành, được đăng tải ngày 11/7 không nêu vị trí của vũ khí hạt nhân nữa mà đề cập số lượng bom tại châu Âu. “Theo các nguồn mở, Mỹ đã triển khai gần 150 vũ khí hạt nhân, đặc biệt là bom trọng lực hạt nhân B61 đến châu Âu để phục vụ cho máy bay có năng lực kép của Mỹ và đồng minh”.
Báo cáo cho biết, các quốc gia tại châu Âu không hài lòng khi Mỹ đặt vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của họ, lo ngại những căn cứ này có thể trơ thành mục tiêu hàng đầu của các phần tử khủng bố, cũng như nhiều cuộc tấn công khác, đặt châu Âu vào tâm điểm của bất cứ cuộc xung đột hat nhân tiềm tàng nào.
Nga từ lâu đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về mối đe dọa của NATO do Mỹ dẫn đầu ở biên giới nước này. Mối lo ngại đó giờ đây càng trở nên lớn hơn sau bản dự thảo báo cáo bị rò rỉ. Sau khi Mỹ từ bỏ Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) được ký kết năm 1987 – vốn được coi là trụ cột an ninh của châu Âu thời hậu Chiến tranh Lạnh, Nga đã quyết định rút khỏi Hiệp ước này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Bên ngoài sân bay quân sự Bundeswehr nơi bom hạt nhân B61 của Mỹ được cho là cất giữ ở Buechel, Đức. Ảnh: RT.