Quốc tế

Robot Nga biết tự phân công tấn công mục tiêu riêng rẽ

Robot chiến đấu Marker của Nga vừa hoàn thành cuộc thử nghiệm mang tính cách mạng khi tự hoàn thành nhiệm vụ mà không có con người can thiệp.

Mỹ sẽ có vũ khí siêu thanh mạnh hơn Kinzhal? / Cường kích khổng lồ Mỹ uy lực hơn nhờ tích hợp vũ khí laser

Theo nguồn tin trong Tổ hợp công nghiệp-quốc phòng Nga, cuộc thử nghiệm được thực hiện bởi 5 chiếc Marker và hoạt động hoạt toàn tự động.

"Trong 5 chiếc tham gia thử nghiệm có 3 chiếc Marker tích hợp trên khung gầm bánh hơi và 2 chiếc còn lại trên khung gầm bánh xích", nguồn tin này cho biết.

Dù hoàn toàn không có sự can thiệp của con người nhưng nhóm robot biết phối hợp với nhau để cơ động đến vị trí thuận lợi nhất khi tấn công và tiêu diệt từng mục tiêu mang lại hiệu quả cao nhất.

Robot Nga biet tu phan cong tan cong muc tieu rieng re
Robot Nga trong tập trận.

Sau khi kết thúc cuộc thử nghiệm với kết quả đáng kinh ngạc này, Marker sẽ tiếp tục thực hiện bài phối hợp khác với máy bay trinh sát không người lái. Tất cả đều sẽ được thực hiện với chế độ tự động hoàn toàn.

"Khi chúng ta có một nhóm robot khác nhau, chúng chỉ là tập hợp các cỗ máy dù mỗi cỗ máy trong số đó đều có khả năng có thể định lượng được. Ngay khi ta kết hợp chúng thành một nhóm, hiệu quả chiến đấu của chúng sẽ cao hơn rất nhiều", nguồn tin này cho biết thêm.

Để có thể thực hiện nhiệm vụ hoàn toàn tự động, từ cơ động trên chiến trường, phát hiện và phân biệt độ nguy hiểm của mục tiêu cho đến phát động tấn công, những cỗ máy Marker được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI).

Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa robot chiến đấu của Nga với hầu hết các robot cùng phân khúc trên thế giới. Ngay cả với robot hạng nặng và tối tân hàng đầu của Mỹ là RCV-H, cỗ máy này vẫn phải phụ thuộc vào sự điều khiển của con người ở khoảng cách tối đa lên tới 2km.

Được biết, Marker là thành viên trong đội quân robot Nga vừa lần đầu công bố trong cuộc tập trận Zapad-2021. Trong đó, Marker và Platform-M được sử dụng tại các thao trường ở ngoại ô Kaliningrad, một phần trong khuôn khổ cuộc tập trận Zapad-2021.

 

Cũng tại thao trường này còn có sự tham gia của máy bay không người lái Orlan và Forpost.

Đánh giá về sự có mặt của đội quân robot Nga tại Zapad-2021, chuyên gia quân sự Mỹ Samuel Bendett cho rằng, Quân đội Nga đã tạo ra một kỷ nguyên mới trong tác chiến hiện đại không cần sự có mặt trực tiếp của binh sĩ trên chiến trường nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả chiến đấu.

Nga có các UAV Orion, Forpost với khả năng bay xa và có thể mang vũ khí. Khả năng của những cỗ máy nay không chỉ thể hiện trong các cuộc thử nghiệm mà nó đã chứng minh trong tập trận với môi trường tác chiến tương tự thực chiến.

Trên mặt đất ưu thế của các công nghệ Nga trước Mỹ rất rõ ràng. Theo chuyên gia Samuel Bendett, giới lãnh đạo Mỹ đang rất bất an khi bị Nga vượt mặt trong việc chế tạo những cỗ máy trinh sát và tấn công không cần đến sự can thiệp của con người.

Trước khi loạt robot chính thức được sử dụng tại Zapad-2021, những cỗ máy chiến đấu tự động đã được Nga thử nghiệm trong điều kiện chiến đấu thực tế ở Syria. Trong đó có robot rà phá mìn Uran-6, robot chiến đấu Uran-9 với tên lửa Vikhr trang bị súng máy, robot Nerekhta tầm trung...

 

Điều đặc biệt nguy hiểm Nga tạo ra từ đội quân tự động này không phải là khả năng riêng biệt của từng loại mà là kết hợp chúng thành một mạng lưới chiến đấu thống nhất.

"Đến năm 2025, Nga tuyên bố phải hoàn thành nhiệm vụ tích hợp ở mức thiết kế thử nghiệm, sau đó chuyển sang tích hợp các nhóm robot này vào hệ thống chỉ huy tự động hiện có của Lực lượng Vũ trang Nga.

Những nền tảng không người lái này cho phép tạo ra nhiều thứ, nhưng không giống như xe không người lái trước đó, phải cần tới cả năm người phục vụ.

Ngược lại, đây sẽ là một đội quân gồm nhiều robot và người điều hành duy nhất sau khi tiếp nhiên liệu chỉ cần bật robot lên, sau đó chúng sẽ tự đi làm các công việc của mình", chuyên gia Mỹ cho biết.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm