Quốc tế

RS-26 Rubezh là câu trả lời của Nga trước tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Mỹ

Việc Nga dùng tên lửa đạn đạo liên lục địa đáp trả tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Mỹ bị xem là hơi bất ngờ.

Mỹ dừng giao vũ khí do lo ngại Israel tấn công toàn diện vào Rafah / Mỹ triển khai tập trận quy mô lớn tại châu Phi

Mới đây Bộ Ngoại giao Nga thông báo với công chúng rằng nếu Washington quyết định triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung (từ 500 đến 5.500 km), Moskva sẽ kịp thời đáp trả việc này.

Câu trả lời chính là hệ thống tên lửa di động mặt đất RS-26 Rubezh, từng dự kiến ​​sẽ được đưa vào sử dụng trong Lực lượng Vũ trang Nga từ cuối năm 2017, nhưng đã bị loại khỏi chương trình vũ khí cấp nhà nước cho đến năm 2027 do tình trạng thiếu kinh phí.

Cần lưu ý rằng cùng với tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn RS-26 Rubezh, dự án hệ thống tên lửa di động đường sắt Barguzin cũng bị dừng cùng thời điểm.

Được biết quá trình phát triển RS-26 Rubezh gần như đã hoàn thành.

Các cuộc thử nghiệm được thực hiện vào năm 2011 - 2015 khá thành công.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-26 Rubezh của Nga sẽ được tái biên chế?

Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-26 Rubezh của Nga sẽ được tái biên chế?

Hơn nữa, các chuyên gia từ Hoa Kỳ đã theo dõi tiến trình nói trên rất chặt chẽ, khi chú ý đến từng chi tiết.

Các vụ phóng được thực hiện từ bãi thử Kapustin Yar, nằm ở phía Đông Bắc vùng Astrakhan của Nga, và đích đến là thao trường Sary-Shagan do Bộ Quốc phòng Nga thuê (cự ly khoảng 2100 km), nằm ở phía Tây hồ Balkhash trên thảo nguyên Betpak-Dala thuộc lãnh thổ vùng Karaganda và Zhambyl của Kazakhstan.

Người Mỹ khi đó tỏ ra phẫn nộ vì những vụ phóng như vậy, họ cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước INF, bất chấp việc tầm bắn của RS-26 Rubezh vượt quá 6.000 km và tương ứng với tên lửa chiến lược chứ không phải tên lửa tầm trung, phớt lờ lập luận từ phía Nga.

Bên cạnh đó, sau khi Liên bang Nga đóng cửa các chương trình tên lửa này, Mỹ đã đơn phương rút khỏi Hiệp ước INF vào năm 2019.

Cần lưu ý rằng phạm vi 6.000 km của RS-26 là tầm bắn liên lục địa. Xe mang phóng tự hành của tổ hợp có trọng lượng 80 tấn, nhẹ hơn 30% so với RS-24 Yars (trọng lượng 120 tấn).

 

Đầu đạn cơ động cao của RS-26 Rubezh bay với tốc độ 6,7 km/s và liên tục thay đổi quỹ đạo trong hành trình, không thể bị các hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa như Patriot của Mỹ đánh chặn, khi tổ hợp này chỉ có khả năng bắn trúng mục tiêu với tốc độ 3,5 km/s.

Trong năm 2015 - 2017, giới lãnh đạo Nga đã quyết định nhanh chóng tái vũ trang cho Lực lượng Tên lửa Chiến lược bằng RS-24 Yars và hệ thống tên lửa siêu thanh xuyên lục địa Avangard đặt trong hầm phóng.

Giờ đây, xét theo tín hiệu từ Bộ Ngoại giao Nga, tổ hợp RS-26 Rubezh có thể lại xuất hiện trong đội hình tác chiến cùng với phiên bản cập nhật của tổ hợp Barguzin.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm