S-300PS làm F-35A 'hốt hoảng' chạy trốn, Mỹ 'lừa' đồng minh và cả thế giới?
Nga nói sự thật 'chiến công' phá hủy S-300 Syria của Thổ / Mỹ ra chiêu khiến S-300/400 Nga không thể tới Iraq
Theo báo cáo của Spunik (Nga) ngày 4/4, Hạm đội phương Bắc của Nga chính thức đưa Trung đoàn phòng không S-300PS vào trực chiến từ ngày 3/4. Theo đó, lực lượng này sẽ phụ trách đảm bảo an ninh trên không của tuyến hàng hải phía Bắc và khu vực Bắc Cực.
Điều đáng chú ý là động thái này của Nga diễn ra ngay sau khi Na Uy đưa phi đội máy bay chiến đấu F-35A vào trực sẵn sàng chiến đấu, tuần tra trên không ở khu vực Bắc Cực trong thời gian 01 tháng.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35A của Na Uy. Nguồn: jxcn.cn. |
Do đó, giới phân tích cho rằng, hành động này của Nga là nhằm vào NATO, bảo vệ lợi ích của mình ở khu vực chiến lược này. Một lý do nữa đó là, Nga lo lắng các nước phương Tây sẽ lợi dụng chiến tranh để thu hút sự chú ý của người dân ra ngoài biên giới của mình, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành ở châu Âu và làm hàng ngàn người thiệt mạng.
Hoạt động bố trí S-300PS của Nga lần này đã làm cho phi đội F-35A của Na Uy phải đối mặt với những khó khăn không nhỏ. Ngay sau khi S-300PS thực hiện trực chiến, hệ thống này đã tiêu diệt thành công “mục tiêu bay không xác định” ở không phận Bắc Cực. Hành động này của Nga đã làm Bộ Quốc phòng Na Uy “hốt hoảng” và yêu cầu F-35A tạm thời rút khỏi Bắc Cực, đợi mệnh lệnh mới.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300PS của Nga. Nguồn: jxcn.cn. |
Nguồn tin giấu tên trong Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các máy bay chiến đấu F35A của Na Uy đang thực hiện nhiệm vụ trực chiến đấu trong tháng 4/2020 theo sự luân chuyển của NATO.
Kế hoạch ban đầu của NATO thông qua máy bay chiến đấu F35 của Na Uy gia tăng áp lực lên Nga, để đảm bảo Nga không lợi dụng sự hỗn loạn hiện nay ở châu Âu âm thầm kích động các cuộc xung đột quy mô nhỏ.
Tuy nhiên, với việc Nga triển khai S-300PS thì dường như kế hoạch này của NATO đang gặp phải những chướng ngại không hề nhỏ. Theo tiết lộ, khi máy bay chiến đấu F-35A của Na Uy bay đến không phận gần thành phố Murmansk ở tây bắc Nga (là thành phố lớn nhất thế giới nằm trên vòng Bắc Cực) nó đã bị radar điều khiển hỏa lực của hệ thống S-300 khóa mục tiêu.
Hệ thống S-300PS tiến hành tập trận thực tế. Nguồn: jxcn.cn. |
Vào thời điểm đó, Trung đoàn phòng không S-300PS đang tiến hành cuộc tập trận thực tế, nhưng Quân đội Nga đã không thông báo trước cho NATO. Do đó, máy bay chiến đấu Na Uy đã trực tiếp lao vào vùng phủ sóng radar của Nga và trở thành mục tiêu sống trong cuộc tập trận. Sự việc này làm Na Uy bị “sốc” nhưng may mắn là Nga đã không khai hỏa.
Môt số nguồn tin từ Chính phủ Na Uy xác nhận rằng, Bộ Quốc phòng Na Uy đã rất tức giận, nhưng sự tức giận này không nhắm vào Nga, mà là Mỹ. Na Uy cáo buộc rằng, Lầu năm góc đã lừa dối không chỉ kẻ thù của họ, mà ngay cả đồng minh của họ là Na Uy.
Lầu Năm góc tuyên bố, F-35A sẽ không bao giờ bị S-300 của Nga phát hiện và thậm chí cả radar S-400 cũng không thể tìm thấy dấu vết của nó. Nhưng bây giờ sự thật đã chứng minh, hiệu suất tàng hình của F-35A không phải là điều kỳ diệu như Mỹ tự hào. Nếu không phải là Quân đội Nga thực sự chỉ thực hiện một cuộc tập trận vào thời điểm đó, máy bay chiến đấu của Không quân Na Uy có thể đã biến mất.
Hệ thống dù của máy bay F-35A. Nguồn: jxcn.cn. |
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Na Uy “phàn nàn” vì các quảng cáo của Mỹ. Kể từ khi đưa vào trực chiến hồi tháng 10/2019, Không quân Na Uy đã nhiều lần gặp khó khăn trong việc vận hành máy bay chiến đấu F-35A này.
Không quân Na Uy cho biết, dù của máy bay này không đủ tin cậy và cần phải được cải thiện. Theo yêu cầu thiết kế ban đầu, khi mở dù tình huống bất thường chỉ cho phép với tỉ lệ một trên một ngàn, nhưng hiện nay không thực hiện được điều này.
Nghiêm trọng hơn, phi công điều khiển máy bay thỉnh thoảng gặp phải triệu chứng "đói" oxy, điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tác chiến của máy bay và nếu trong trường hợp chiến đấu thực tế, triệu chứng này bất ngờ xuất hiện thì sẽ khó có thể đảm bảo an toàn cho phi hành đoàn. Ngoài ra, máy bay F-35A này có chi phí quá cao và còn tồn tại nhiều vấn đề kỹ thuật khác nhau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo