Quốc tế

SAA dùng hệ thống chính xác hơn Pantsir-S1 bắn rụng UAV Thổ

Lực lượng phòng không Syria vừa dùng hệ thống Buk-M2 bắn rơi chiếc máy bay không người lái tối tân Anka-I của Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhật Bản chi số tiền khổng lồ cho tổ hợp Aegis trên cạn / Nga công bố kế hoạch hiện đại hóa sâu trực thăng Ka-32

Vụ bắn hạ diễn ra gần thị trấn Saraqib thuộc tỉnh Idlib miền Đông Syria. "Nạn nhân" nhanh chóng được xác nhận đó là chiếc Anka-I, được phát triển riêng cho Cơ quan tình báo quốc giao Thổ Nhĩ Kỳ (MIT) và hiện chỉ duy nhất một chiếc loại này được chế tạo.

Thông tin UAV Thổ Nhĩ Kỳ bị phòng không Syria bắn hạ xuất hiện vào đúng thời điểm thỏa thuận ngừng bắn ở Idlib mà Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vừa đạt được và chính thức có hiệu lực từ ngày 5/3, hành động này của Quân đội Syria (SAA) có thể khiến bạo lực bùng phát trở lại ở Idlib.

Hệ thống Buk-M2.

Hệ thống Buk-M2.

Phi đội UAV này được xem là mối đe dọa tới chiến dịch giải phòng Idlib của Quân đội Syria, bởi với sự hỗ trợ UAV Thổ Nhĩ Kỳ, phiến quân khủng bố có thể dễ dàng phát hiện và vô hiệu hóa các cuộc tấn công của Quân đội Syria.Theo AMN, kể từ khi Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chính thức can thiệp quân sự vào Idlib, phòng không Syria đã bắn hạ ít nhất 5 UAV Anka, tất cả đều là biến thể vũ trang. Hiện tại trong biên chế của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có khoảng 16 chiếc Anka và 1/3 trong số đó đã bị bắn hạ ở Syria.

Không những vậy chúng còn được Ankara sử dụng để tấn công vào SAA cũng như lực lượng thân chính phủ. AMN cho biết thêm, trong những chiếc UAV Thổ bị bắn hạ, phần lớn công lao thuộc về hệ thống tên lửa Buk-M2 - vũ khí được đánh giá có tỉ lệ đánh trúng mục tiêu cao hơn cả tổ hợp Pantsir-S1 của Syria hiện nay.

Cụ thể, trong vụ đánh trả cuộc tấn công bằng Tomahawk của Mỹ và tên lửa hành trình của Pháp vào Syria hồi đầu năm 2018, phòng không nước này đã phóng 28 tên lửa Pantsir-S1, 20 quả trúng mục tiêu; phóng 29 tên lửa Buk-M2, bắn hạ 27 mục tiêu; 21 tên lửa Kub, 11 quả trúng mục tiêu; Syria bắn 5 quả tên lửa Strela, 3 quả trúng đích; 11 tên lửa Osa, 5 quả trúng mục tiêu; 13 tên lửa S-125, 5 quả trúng mục tiêu.

Với tỉ lệ đánh trúng mục tiêu cực ấn tuợng của mình, không khó hiểu vì sao hệ thống Buk-M2 lại được Syria tin dùng trong việc đối phó với máy bay Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng phiến quân được hậu thuẫn tại Idlib.

Hệ thống Buk-M2 được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu đường không trong phạm vi tác chiến như (máy bay cánh cố định, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, trực thăng, UAV, tên lửa chống radar...).

 

Ngoài ra Buk-M2 còn có khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất, tàu khu trục hoạt động gần bờ biển. Điểm nổi bật của Buk-M2 là thời gian triển khai và thu hồi đội hình chiến đấu cực nhanh. Chỉ mất 5 phút để chuyển từ trạng thái hành quân sang sẳn sàng chiến đấu.

Trong tác chiến phòng không hiện đại, tiêu chí “ai nhanh hơn thì thắng” luôn được đặt lên hàng đầu, đó chính là điểm mạnh của Buk-M2. Radar điều khiển hỏa lực cùng 4 tên lửa sẳn sàng phóng đều nằm chung trên khung gầm xe, điều này tạo nên sự khác biệt của Buk-M2 so với những hệ thống khác.

Radar tìm kiếm mục tiêu và radar điều khiển hỏa lực đều được trang bị an-ten mạng pha hoạt động theo từng giai đoạn, bộ vi xử lý, máy tính điều khiển kỹ thuật số giúp Buk-M2 có hiệu suất chiến đấu rất cao. Hệ thống phòng thủ này cung cấp chiếc ô bảo vệ không phận với bán kính 50 km, tầm cao 25 km.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm