Sau Su-57, Ấn Độ bất ngờ tiếp tục chỉ trích tiêm kích Su-30MKI Nga
Quốc gia Nam Á Ấn Độ ngày càng cho thấy nhiều dấu hiệu họ sẽ đa dạng hóa nguồn cung vũ khí, khí tài quân sự tiên tiến để tránh bị phụ thuộc duy nhất vào Nga.
Ấn Độ 'lạnh nhạt' khi Nga đề nghị nối lại đàm phán về tiêm kích thế hệ 5 / Tiêm kích Israel bất ngờ tấn công, "san phẳng" kho đạn ngay sân bay Damascus
Mặc dù Ấn Độ là khách hàng lớn nhất của vũ khí Nga nhưng gần đây quốc gia Nam Á này lại bất ngờ quay sang chỉ trích vũ khí do Moskva sản xuất là lạc hậu hơn nhiều so với sản phẩm phương Tây.
Có thể kể ra trường hợp điển hình ở đây là tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57, Ấn Độ tỏ ra rất lạnh nhạt khi được Nga đề nghị mua sắm dòng chiến đấu cơ này cũng như quay lại hợp tác chế tạo phiên bản FGFA.
New Delhi tuyên bố Su-57 có diện tích phản xạ radar quá lớn, hệ thống điện tử hàng không lạc hậu, động cơ không đạt chuẩn tiêm kích thế hệ 5 và nhất là giá thành quá cao.
Nhưng đáng ngạc nhiên là không chỉ có dòng máy bay mới như Su-57, Ấn Độ còn chỉ trích nặng nề cả tiêm kích Su-30MKI vốn được xem như vũ khí chủ lực của không quân nước này và đang được khai thác với số lượng lớn.
Quốc gia Nam Á này mới đây đã tuyên bố khả năng tác chiến của dòng tiêm kích trên đã bị suy giảm đáng kể bởi công nghệ và thiết bị tác chiến điện tử của nó đã trở nên lạc hậu.
Không quân Ấn Độ (IAF) cho biết, họ nhận ra rằng Su-30MKI đã trở nên tụt hậu so với các đối thủ tiềm tàng, nó thậm chí còn kém xa các bản sao do Trung Quốc sản xuất.
Tiêu biểu như radar N011M BARS và hệ thống tác chiến điện tử (EW) SAP-518 không phù hợp với thực tế hiện tại, chúng có thể trở nên vô dụng trong tình huống chiến đấu trên không, cần phải nhanh chóng hiện đại hóa.
Nguyên soái không quân Ấn Độ đã nghỉ hưu, ông Daljit Sigh cho rằng: "Dĩ nhiên Su-30MKI là một nền tảng tuyệt vời và mạnh mẽ, với khả năng tác chiến và phạm vi hoạt động đã được chứng minh qua thực tiễn sử dụng".
"Tuy nhiên tiêm kích Su-30MKI ra mắt vào năm 1997, từ đó đến nay có nhiều tiến bộ công nghệ đòi hỏi phải cập nhật cho máy bay", Tạp chí quốc phòng Jane's Defense Weekly dẫn lời ông này cho biết.
Nguyên soái Singh cho rằng radar NIIP N011M BARS của Su-30MKI chỉ là loại quét mảng pha điện tử thụ động (PESA) và cần được thay thế bằng loại quét chủ động (AESA) để mang lại cho phi công mức độ nhận biết tình huống cao hơn.
Đây là điều tối quan trọng khi các tiêm kích hiện nay như F-16 Block 70/72, F-15SE hay thậm chí cả J-16 của Trung Quốc cũng đã được trang bị radar AESA, nhưng đáng tiếc là Nga chưa chế tạo thành công radar này cho chiến đấu cơ Sukhoi.
Bên cạnh đó, bộ thiết bị tác chiến điện tử là một thách thức lớn hơn ở chỗ diện tích phản xạ radar rất lớn của máy bay khiến khiến khả năng tự bảo vệ mạnh mẽ là điều bắt buộc.
Hệ thống EW hiện tại của Su-30MKI là một biến thể của tổ hợp gắn trên cánh KNIRTI SAP-518 do Nga sản xuất, có thể được tăng cường bằng module gây nhiễu độc lập trung tâm SAP-14.
Ấn Độ cho rằng vấn đề với thiết bị tác chiến điện tử có thể tạo ra nhiều khó khăn rất nghiêm trọng, vì chỉ có Nga mới đủ khả năng chế tạo khí tài này, nhưng chắc chắn họ sẽ bị ép giá rất cao.
Giải pháp khả thi nhất hiện nay đối với Ấn Độ là phải tự phát triển một radar AESA mới cho Su-30MKI, lựa chọn của New Delhi có thể sẽ là hợp tác cùng Israel như nhiều dự án quân sự trước kia của họ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo