Quốc tế

Nhật nhờ Mỹ giúp khắc chế tiêm kích J-20

Với tiêm kích tàng hình F-X, Nhật Bản có thể dễ dàng khắc chế được chiến đấu cơ thế hệ 5 J-20 của Không quân Trung Quốc.

Nga tấn công radar NATO bằng hàng chục máy bay ném bom và tiêm kích "ma" / F-3 - tiêm kích thế hệ thứ sáu đang phôi thai của Nhật Bản

Theo The Drive, chương trình máy bay tàng hình của Nhật định danh là F-X được phát triển theo công nghệ tiên tiến Mỹ ứng dụng với chiến đấu cơ thế hệ 5 F-22 của hãng Lockheed Martin, Mỹ.

Hầu hết những thông tin về chương trình F-X vẫn đang được bảo mật nhưng giới quân sự Nhật khẳng định, dòng chiến đấu cơ này đủ mạnh để đối trọng với J-20 của Trung Quốc và lấp đầy vị trí của F-15J và F-2 để lại sau khi những máy bay này nghỉ hưu.

Tiêm kích J-20 của Trung Quốc.
Tiêm kích J-20 của Trung Quốc.

Việc tiếp tục nhờ cậy Mỹ trong chương trình máy bay tàng hình mới cho thấy nhiều khả năng, chương trình máy bay tàng hình F-3 của Nhật Bản đã thất bại dù đã thực hiện thành công một số chuyến bay.

Tại thời điểm đầu năm 2018, Nhật Bản đã gửi yêu cầu thông tin (RFI) lần thứ 3 cho các nhà thầu quốc phòng để tìm kiếm các đề xuất cho dự án máy bay chiến đấu tàng hình F-3.

Không giống như hai đợt trước, RFI lần 3 chỉ được gửi cho các công ty ở Mỹ và châu Âu, với một tài liệu chi tiết hơn cho London và Washington.

"Nhật Bản kỳ vọng sẽ nhận được các đề nghị cụ thể về mặt thiết kế dựa trên một mẫu máy bay đã có sẵn", nguồn tin quốc phòng Nhật Bản cho biết.

 

Hai đợt RFI trước không thu được bất kỳ đề xuất chi tiết nào. Các khung chiến đấu cơ hiện có Nhật Bản hy vọng có thể sử dụng bao gồm F-35 Lightning II của tập đoàn Lockheed Martin, hoặc F/A-18E/F Super Hornet (Boeing); Eurofighter Typhoon của châu Âu...

Việc Nhật Bản khẩn trương kêu gọi sự hợp tác của Mỹ và Anh cùng phát triển chương trình máy bay tàng hình F-3 xuất phát từ nguyên nhân dự án này đang đứng trước nguy cơ bị khai tử bất cứ lúc nào do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Chiến đấu cơ F-3 được đánh giá là một trong những chương trình quân sự hấp dẫn hàng đầu thế giới trong tương lai gần bởi theo ước tính cần khoảng 40 tỉ USD để hoàn thành chương trình này.

Cùng với việc kêu gọi Mỹ và Anh hợp tác, tại thời điểm đó, chính phủ Nhật cũng đã cân nhắc lùi chương trình F-3 dù nhu cầu máy bay tàng hình của nước này rất cao.

Sở dĩ có sự trì hoãn là để kiểm tra thêm hệ thống tái khởi động của máy bay trong trường hợp xảy ra dừng đột ngột khi đang bay. Cùng với đó, cơ sở chế tạo cũng buộc phải tìm nguồn tài trợ bổ sung để hoàn thành đề án.

 

Dù phía Nhật cho rằng, việc lùi thời điểm thử nghiệm chỉ là vấn đề kiểm tra thêm về hệ thống khởi động nhưng theo một số nguồn tin thì đây thực sự là vấn đề nghiêm trọng mà Nhật Bản gặp phải.

Cụ thể, nếu hệ thống khởi động của máy bay hoạt động không tốt thì máy bay sẽ thiếu đi sự cơ động cần thiết trong các tình huống không chiến (như bổ nhào, đột ngột hạ độ cao, chuyển hướng... ).

Khi hệ thống khởi động gặp vấn đề thì máy bay rất dễ gặp nạn chứ chưa nói đến việc bị đối phương bắn hạ.

Có thể đây chính là nguyên nhân khiến chương trình F-3 không được nhắc đến và Tokyo phải đầu tư cho chương trình máy bay mới với sự giúp đỡ từ Mỹ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm