Quốc tế

Saudi khó khước từ S-400

Theo Bộ trưởng Công thương Nga Denis Manturov, Moscow và Saudi arabia vừa ký loạt thỏa thuận về các sản phẩm quốc phòng do Nga sản xuất, trong đó S-400.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ từ bỏ S-400 của Nga và chờ đợi những đề nghị có lợi từ Mỹ? / Thổ Nhĩ Kỳ bóng gió khả năng thỏa hiệp với Mỹ về tên lửa S-400 của Nga

Thỏa thuận đầu tiên ký kết với khách hàng Trung Đông này là về thương vụ sản xuất súng trường tấn công Kalashnikov. "Súng trường tấn công của Kalashnikov sẽ được Nga cùng sản xuất tại Saudi Arabia, thương vụ đã được hai bên ký kết", ông Denis Manturov cho biết.

Theo các điều khoản được ký kết, Riyadh sẽ thành lập một nhà máy để đảm nhận việc sản xuất súng trường tấn công AK-103 được cấp phép của Nga. Tuy nhiên, thương vụ được giới quân sự phương Tây đặc biệt chú ý là Nga đồng ý chuyển giao một phần công nghệ của hệ thống đánh chặn S-400 - điều khoản của khách hàng lắm tiền nhiều của này.

Saudikho khuoc tuS-400
Hệ thống S-400.

Hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp Quân sự Saudi Arabia (SAMI) có mục tiêu đầy tham vọng là sản xuất 50% thiết bị quốc phòng vào năm 2030.

Quan hệ đối tác với Nga trong lĩnh vực này bao gồm chuyển giao công nghệ sản xuất nội địa hệ thống tên lửa S-400, hệ thống Kornet-EM, pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A, súng phóng lựu tự động AGS-30 và súng trường Kalashnikov AK-103. Biên bản ghi nhớ về tất cả vấn đề này đã được ký kết.

Thông tin về những thương vụ này được phía Nga công bố sau khi chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã tạm dừng bán vũ khí Mỹ cho UAE và Saudi Arabia - một trong số những động thái nhằm giải quyết các chính sách đối ngoại thời ông Donald Trump.

Ngoại trưởng Tony Blinken, thông tin với báo giới một số ưu tiên trước mắt của chính quyền, trong đó việc bán vũ khí cho hai quốc gia Arab sẽ được xem xét lại để xác định liệu có tuân thủ các mục tiêu an ninh quốc gia của Mỹ hay không.

Quyết định của Mỹ có tác động tiêu cực đến thương vụ F-35 trị giá 23 tỉ USD với UAE đồng thời có thể đẩy Saudi Arabia chuyển sang mua vũ khí Nga thay vì đợi chờ Mỹ thay đổi thái độ.

 

Chuyên gia quân sự hàng đầu của Mỹ là Mark Episkopos cho rằng, việc Saudi mua vũ khí Nga không phải là điều quá bất ngờ bởi trong 2 lần 2009 và 2017, Saudi đã đạt được thỏa thuận với Nga về việc mua ít nhất 1 trung đoàn hệ thống S-400. Những cuộc đàm phán đã đi vào giai đoạn cuối.

"Chúng tôi đã sẵn sàng giúp Saudi Arabia bảo vệ người dân của họ. Họ cần đưa ra quyết định sáng suốt giống như Iran mua hệ thống S-300PM-2, Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 tiên tiến nhất", Tổng thống Nga Putin tuyên bố hồi năm 2019.

Nhưng kể từ đó đến nay, thông tin về thương vụ S-400 không được cả hai bên nhắc đến. Nguyên nhân của sự im lặng này được Mark Episkopos lý giải có liên quan đến các biện pháp trừng phạt từ Mỹ.

Vũ khí Nga tiếp theo Saudi Arabia đang nghiêm túc cân nhắc mua là tiêm kích Su-35. Thành phần chính hiện nay của Không quân Saudi khoảng 200 chiếc tiêm kích F-15 Eagles đã già cỗi.

Năm 2017, Điện Kremlin đề nghị làm mới kho chiến đấu cơ của Riyadh bằng Su-35, đây là dòng chiến đấu cơ được đánh giá là thành công nhất của Nga cả trên thị trường xuất khẩu lẫn khả năng thực chiến mà nó đã thực hiện.

 

Cũng trong năm này, Moscow và Riyadh cũng đã ở giai đoạn đàm phán cuối cùng cho thương vụ 18 chiếc Su-35. Giống như trường hợp của S-400, thương vụ Su-35 cũng rơi vào im lặng. Nhưng mọi chuyện sẽ thay đổi sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Biden tuyên bố ngừng bán vũ khí cho Riyadh.

"Saudi Arabia là quốc gia độc lập, họ có quyền mua bất kỳ vũ khí nào họ muốn để bảo vệ đất nước. Chính vì vậy, S-400 và Su-35 gần như sẽ được tính đến trọng gói mua sắm của quốc gia Trung Đông này", chuyên gia Mỹ cho biết.

Cũng theo chuyên gia Tony Blinken, việc Mỹ ngừng bán vũ khí cho Saudi Arabia đồng nghĩa với việc Mỹ tự trừng phạt mình. Nguyên nhân được đưa ra là hiện Riyadh đang là khách hàng béo bở hàng đầu của Mỹ tại Trung Đông.

Không những vậy, Mỹ còn muốn dùng Saudi làm con bài để kích thích các nước trong khu vực mua vũ khí của mình, mà ví dụ điển hình là vụ khủng hoảng Qatar mới đây. Biết quá rõ vị thế của mình, Saudi quyết định mua không chỉ S-400 từ Nga bất chấp sự đe dọa của Mỹ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm