Quốc tế

Shturm-S diệt cả đơn vị xe tăng

Với tầm bắn lên tới 5.000m hoặc xa hơn, Shturm-S có thể dễ dàng diệt tăng, đánh chặn trực thăng tầm thấp trên chiến trường.

Xe tăng T-62M cổ điển vẫn thể hiện ưu điểm vượt trội / Vũ khí thần kỳ của Mỹ vô tác dụng trước Nga?

Theo Dmitry Kornev, Tổng biên tập tạp chí Military, tổ hợp Shturm-S được coi là vũ khí vạn năng trên chiến trường bởi sức mạnh và sự đa dạng về loại mục tiêu chúng có thể đối phó.

"Shturm-S có thể được sử dụng để chống lại mọi mục tiêu mặt đất, đối tượng có thể là một tòa nhà, một chiếc xe bọc thép, nó có thể bắn vào máy bay trực thăng, cường kích tầm thấp.

>> Xem thêm: Hệ thống chống vệ tinh kết hợp siêu độc đáo của Nga

Nếu một chiếc trực thăng lọt vào tầm bắn, thì Shturm-S có thể là cơn ác mộng với chúng.

Sức mạnh của tổ hợp này được coi là vượt thời gian bởi dù không phải là hệ thống vũ khí mới nhưng Shturm-S vẫn sánh ngang, thậm chí vượt trội so với nhiều loại vũ khí mới cùng phân khúc trên thế giới", Dmitry Kornev nói.

>> Xem thêm: Mỹ sản xuất loạt bảo bối đối phó tên lửa Moscow

Tổ hợp Shturm-S.

Tổ hợp Shturm-S.

Điều này đã được kiểm chứng trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine khi mới đây Nga đã công bố hình ảnh một tổ hợp Shturm-S đã loại bỏ cả một đoàn xe Ukraine gồm xe tải và xe bọc thép được xe tăng chiến đấu chủ lực T-80 yểm trợ mà không gặp bất cứ nguy hiểm nào.

Hệ thống Shturm-S bắt đầu được trang bị cho quân đội Liên Xô từ năm 1979 để đối phó với xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới Leopard-2 của NATO vừa được đưa vào biên chế.

>> Xem thêm: Mỹ bí mật mua 522 triệu USD đạn dược từ Serbia để làm gì?

Shturm-S có tầm bắn tối thiểu 400m và tầm bắn tối đa 5.000m hoặc xa hơn nữa tùy chủng loại tên lửa được trang bị.

 

Năm 2014, quân đội Nga bắt đầu đưa vào sử dụng phiên bản cải tiến mang tên Shturm-SM, được trang bị hệ thống ngắm bắn mục tiêu tiên tiến hơn, có thể tác chiến cả ngày lẫn đêm và trong điều kiện thời tiết xấu nhờ được tích hợp thiết bị ngắm ảnh nhiệt.

Cả Shturm-S và Shturm-SM đều sử dụng hệ thống tên lửa dẫn đường bằng vô tuyến.

Sau khi tên lửa được phóng đi, bộ phát tia hồng ngoại ở đuôi tên lửa bắt đầu hoạt động và hệ thống dẫn đường trên xe sẽ phát lệnh dẫn đường cho tên lửa tấn công chính xác vào mục tiêu.

>> Xem thêm: Ngư lôi Shkval bị loại biên dù nhanh gấp 4 lần Mk-48 Mỹ

Trong mỗi lần làm nhiệm vụ, tổ hợp Shturm-S có thể mang theo 12 đạn tên lửa trong hệ thống nạp đạn kiểu ổ quay. Khi tác chiến, máy nạp đạn tự động sẽ chọn loại tên lửa và cố định nó trên bệ phóng, chờ hiệu lệnh phóng.

 

Ban đầu, Shturm-S được trang bị tên lửa chống tăng 9M114. Đầu nổ xuyên giáp rỗng của tên lửa này có thể xuyên giáp thép đồng chất dày 650mm, đủ sức phá hủy các mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây như Leopard 2, Challenger và Abrams thế hệ đầu.

Trên cơ sở tên lửa chống tăng 9M114, tên lửa chống tăng 9M120 Assault đã được Nga phát triển thành công, loại tên lửa này cũng sử dụng hệ thống dẫn đường vô tuyến tương tự.

Nhưng 9M120M có thể xuyên giáp thép đồng chất dày tới 1000mm, bất kể xe mục tiêu được trang bị vỏ giáp phản ứng nổ, nó cũng có thể xuyên thủng. Tính năng như vậy đủ để tiêu diệt bất kỳ loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nào.

Theo số liệu công khai, Quân đội Nga đang được trang bị hơn 800 tổ hợp chống tăng tự hành Shturm-S và Shturm-SM. Đây là loại vũ khí chống tăng rất lợi hại, có thể đánh bại cả hệ thống phòng vệ chủ động (APS) trên xe tăng đối thủ.

Cùng với Shturm-S và bản cải tiến, quân đội Nga còn được trang bị các tổ hợp phóng tên lửa chống tăng Chrysanthemum-S và Cornet-D1 tiên tiến và đáng sợ hơn. Hiện không rõ Chrysanthemum-S có tham chiến trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hay không.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm