Siêu pháo tự hành Mỹ 'nhả' đạn
Mỹ mua thêm tàu ngầm mang cả kho tên lửa / Sức mạnh của Nga làm truyền thông Mỹ lo lắng cho ‘số phận’ của NATO
Cuộc thử nghiệm được thực hiện với sự phối hợp giữa nhà sản xuất BAE Systems và Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn pháo binh dã chiến 82 thuộc Quân đội Mỹ.
"M109A7 Paladin tham gia thử nghiệm là một trong những hệ thống đầu tiên được trang bị cho Quân đội Mỹ nằm trong bản hợp đồng được Bộ Quốc phòng Mỹ ký với nhà thầu BAE Systems.
Thực hiện đơn hàng là chi nhánh của BAE Systems tại bang Pennsylvania (Mỹ). Nhà sản xuất sẽ cung cấp 60 pháo tự hành M109A7 cùng xe nạp đạn M992A3 với tổng trị giá 249 triệu USD", chỉ huy Tiểu đoàn 2 cho biết.
Pháo M109A7 Paladin. |
Hiện không rõ số lượng mục tiêu cũng như khoảng cách mục tiêu bị tiêu diệt trong cuộc thử nghiệm lần này.
Tuy nhiên, đại điện của Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn pháo binh dã chiến 82 tiết lộ, lô M109A7 Paladin tiếp theo sẽ được Mỹ trang bị cho những đơn vị đang đồn trú tại châu Âu nhằm đối phó với những nguy cơ đến từ Nga.
Pháo M109A7 sử dụng khung gầm của xe chiến đấu bộ binh Bradley, nhưng được trang bị động cơ diesel tăng áp 675 mã lực, thay vì động cơ 440 mã lực tiêu chuẩn trước đây. Việc trang bị động cơ mới mạnh mẽ hơn sẽ giúp tăng cường động cơ của pháo trong cả huấn luyện lẫn chiến đấu.
Thế mạnh của M109A7 là đồng bộ trang bị và bảo trì với xe chiến đấu Bradley giúp giảm nhẹ gánh nặng hậu cần cho Quân đội Mỹ, cũng như dễ dàng vận chuyển trên các phương tiện đường không, đường biển hiện có.
So với M109A6, pháo M109A7 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực số hóa và nạp đạn tự động giúp giảm thiểu thời gian phản ứng của tổ hợp. Cùng với đó, hệ thống tự chuẩn đoán tình trạng của thiết bị cho phép tối ưu khả năng chiến đấu và hạn chế thiệt hại trong điều kiện chiến trường.
"M109A7 được kỳ vọng sẽ giúp gia tăng đáng kể sức mạnh của bộ binh nước này nhờ vào tầm xa và độ chính xác vượt trội", ông Mark Esper, lãnh đạo của Lục quân Mỹ cho biết.
Bởi hiện tại pháo tự hành cỡ 155mm bắn đi từ các nền tảng khác nhau thường đạt tới cự ly khoảng 30 km, nhưng M109A7 được thiết kế để công kích mục tiêu cách xa tới 70 km, hoặc trên 100 km khi sử dụng đạn tăng tầm dẫn đường đặc biệt.
Để đạt được bắn bắn cực xa, M109A7 có những thay đổi so với nguyên bản bao gồm trọng lượng cơ bản toàn hệ thống tăng thêm khoảng 450 kg, nòng pháo được kéo dài thêm, sửa đổi lại tháp pháo cũng như thiết kế mới loa giảm giật cho nòng.
Do nòng được kéo dài đáng kể nên vũ khí này bắn được những viên đạn có liều phóng lớn hơn, giúp tăng sơ tốc đầu nòng cũng như cung cấp tầm xa và độ chính xác vượt trội so với loại sử dụng nòng ngắn.
Với tầm bắn này, Mỹ đã tạo ra thế hệ pháo tự hành có tầm bắn hiệu quả xa hơn gấp 3 lần hệ thống pháo tự hành mạnh nhất hiện nay của Nga là Msta-S. Không chỉ nâng cấp vũ khí lên chuẩn mới, Mỹ cũng đang âm thầm vượt Nga trong lĩnh vực này.
"Quân đội Mỹ cần phải nâng hết cỡ tầm bắn của mọi hệ thống vũ khí chiến thuật và chiến lược, nhằm giành ưu thế so với đối thủ. Mỹ cần các loại pháo có thể bắn xa như pháo phản lực, rocket có tầm bắn như tên lửa, trong khi tên lửa cần tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách gần 500km", Tướng Robert Brown, Tư lệnh Bộ chỉ huy Lục quân khu vực Thái Bình Dương của Mỹ cho biết.
Căn cứ vào kế hoạch tăng tầm bắn của pháo binh Mỹ, giới chuyên gia nhận định điều này có thể biến pháo binh thành át chủ bài của Mỹ trong xung đột quân sự với các đối thủ trong tương lai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo