Siêu tên lửa Nga vừa phóng thử có thể hủy diệt cả một quốc gia
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Sineva và Bulava đều có tầm bắn trên 10.000 km. Các tàu ngầm mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân có thể san bằng cả một quốc gia nhỏ.
Chiêm ngưỡng tên lửa "lá chắn biển" của Nga được Việt Nam sử dụng / Khám phá tàu tên lửa 500 tấn có hỏa lực mạnh nhất thế giới của Israel
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Tula phóng tên lửa đạn đạo R-29RMU Sineva. Nó cũng là SLBM chủ lực của các tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Delta III/IV. Tên lửa được phóng từ Bắc Băng Dương vào khu vực Kura ở Kamchatka. Ảnh: Armybase.
R-29RMU Sineva thuộc loại tên lửa đạn đạo nhiên liệu lỏng 3 giai đoạn. Dài 14,8 m, đường kính 1,9 m, trọng lượng 40 tấn. Tên lửa được đưa vào phục vụ trong hải quân Nga từ năm 2007, dự kiến phục vụ đến năm 2030. Ảnh: Military Today.
Sineva có thể mang theo 4-10 đầu đạn hạt nhân với lượng nổ từ 100-500 kT. Tầm bắn từ 8.300-12.000 km tùy thuộc vào tải trọng đầu đạn. Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu bằng quán tính và hệ thống định vị vệ tinh GLONASS của Nga. Ảnh: Military Today.
Mỗi tàu ngầm Delta IV mang theo 16 tên lửa Sineva trong khi trên lý thuyết mỗi tàu có thể mang tới 160 đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ 100 kt/đầu đạn. Với sức công phá khủng khiếp của đầu đạn hạt nhân, 160 đầu đạn đủ để san phẳng cả một quốc gia. Ảnh: Military Today.
Trong khi đó, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Yuri Dolgoruky phóng tên lửa đạn đạo Bulava từ biển Barents vào khu vực Chizha, Arkhangelsk. Đây là khu vực hẻo lánh không có người ở thường xuyên được Nga sử dụng trong các vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa. Ảnh: Naval News.
RSM-56 Bulava là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm mới nhất của Nga. Nó được phát triển song song với chương trình tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei. Bulava là SLBM nhiên liệu rắn đầu tiên của Nga. Ảnh: Military Today.
Quá trình phát triển và thử nghiệm tên lửa Bulava gặp nhiều khó khăn. Tính đến năm 2017, 27 vụ thử nghiệm đã được thực hiện nhưng có tới 12 lần thất bại. Tuy nhiên, các vấn đề kỹ thuật của tên lửa đã dần được khắc phục, các thử nghiệm từ năm 2015 trở đi đều thành công. Ảnh: Military Today.
Tên lửa Bulava dài 12,1 m, đường kính 2,1 m, trọng lượng 36,8 tấn. Tên lửa có thể mang theo 6-10 đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ 150 kT/đầu đạn. Bulava có tầm bắn khoảng 10.000 km, bán kính lệch mục tiêu chỉ khoảng 350 m. Ảnh: Military Today.
Mỗi tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei có thể mang theo 16 tên lửa Bulava. Như vậy, mỗi tàu có thể mang theo tối đa 160 đầu đạn hạt nhân. Tàu ngầm Borei cũng đang được nâng cấp để mang theo 20 tên lửa Bulava. Ảnh: Military Today.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei cùng với tên lửa Bulava sẽ là trụ cột trong sức mạnh răn đe hạt nhân trên biển của Nga trong thời gian tới. Ảnh: Hải quân Nga.
Theo Trung Hiếu/Zing
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Bộ Quốc phòng Nga cho biết các tàu ngầm hạt nhân chiến lược Tula (lớp Delta IV) và Yuri Dolgoruky (lớp Borei) đã bắn thử thành công hai tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) vào ngày 24/8 ở khu vực Kamchatka và Arkhangelsk. Đây là một phần trong kế hoạch huấn luyện sẵn sàng chiến đấu định kỳ. Ảnh: TASS.