Quốc tế

Siper thành đối thủ của S-400

Thổ Nhĩ Kỳ vừa hoàn tất cuộc thử nghiệm cuối cùng với tổ hợp tên lửa đánh chặn đất đối không (SAM) tầm xa Siper do nước này tự phát triển.

Điều ít biết về tên lửa đạn đạo liên lục địa UR-100N UTTH của Nga / Những loại vũ khí nguy hiểm nhất thế giới

Hãng thông tấn Anadolu dẫn tuyên bố của hai nhà thầu quốc phòng lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ là Aselsan và Roketsan cho biết, cuộc thử nghiệm cuối cùng với hệ thống Siper đã hoàn tất hôm 15/5.

"Đạn tên lửa của Siper đã đánh chặn thành công mục tiêu giả định là tên lửa hành trình của đối phương từ khoảng cách trên 100km. Hiện quá trình sản xuất loạt Siper đã bắt đầu và lực lượng phòng thủ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chính thức nhận được hệ thống đánh chặn này trước khi kết thúc năm 2023", ông Haluk Gorgun, Chủ tịch của Aselsan nói.

Cũng theo vị chủ tịch này, chương trình Siper được bắt đầu từ năm 2018 với sự tham gia của hai nhà thầu chính là Aselsan và Roketsan. Trong khi Roketsan chịu trách nhiệm phát triển đạn tên lửa thì hầu hết các cảm biến và thiết bị điện tử của tổ hợp đều do Aselsan phát triển.

Hệ thống có khả năng chống máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa không đối đất và máy bay không người lái (UAV)... Năng lực sản xuất quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ đã được chứng minh bằng sự ra đời của hàng loạt hệ thống chỉ huy phòng không và radar cảnh báo sớm.

Hệ thống Siper phóng đạn đánh chặn trong thử nghiệm.

Hệ thống Siper phóng đạn đánh chặn trong thử nghiệm.

Những sản phẩm không chỉ được Thổ Nhĩ Kỳ biết đến như radar tầm xa ERALP, radar tầm thấp AIR, hệ thống chỉ huy và điều khiển phòng không HERIKKS, pháo phòng không tự hành Korkut, hệ thống đánh chặn tầm thấp Sungur, hệ thống phòng không tầm trung Hisar, hệ thống phòng thủ tầm xa Siper...

"Siper là minh chứng rõ nhất về việc làm chủ công nghệ phòng thủ của chúng tôi mà không cần dựa vào bất kỳ sự hỗ trợ nào từ nước ngoài dù trước đây đã xuất hiện những tin đồn như vậy. Điều làm nên sự đặc biệt của Siper chính là khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ bất kể trong môi trường bị gây nhiễu mạnh.

Chúng tôi đặt mục tiêu đưa tổ hợp Siper trở thành đối thủ trực tiếp của hệ thống tên lửa S-400 do Nga phát triển trên thị trường quốc tế. Dù tầm bắn của vũ khí đánh chặn do Thổ phát triển chưa thể so sánh với S-400 nhưng ở những tính năng khác, Siper tỏ ra không hề thua kém.", chủ tịch Haluk Gorgun cho biết thêm.

Siper là minh chứng về sự tiến bộ vượt bậc của Ankara trong việc tự phát triển vũ khí phòng thủ. Bởi trước đó Nga đã khẳng định, việc chuyển giao một phần công nghệ phát triển S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ không được thực hiện bởi nó không được quy định trong hợp đồng được ký kết giữa hai bên hồi năm 2017.

Tuyên bố từ phía Nga và Thổ cũng đồng thời chấm dứt những đồn đoán được truyền thông Thổ đăng tải trước đó rằng Moscow sẽ chuyển giao công nghệ của S-400 và giúp Ankara phát triển phiên bản nội địa được định danh là Siper.

 

Năm 2017, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký hợp đồng cung cấp hệ thống phòng không S-400. Mỹ đã nhiều lần phản đối thương vụ này và áp các biện pháp trừng phạt với Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời loại Ankara khỏi chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 do Mỹ sản xuất.

Sau đó, Ankara đã nhận được lời đề nghị của Mỹ dùng chiến đấu cơ F-16 thế chỗ chương trình F-35. Nhưng đến nay, cả F-16 Mỹ cũng không muốn chuyển giao. Vì vậy, Ankara phải tự lo cho mình khi đẩy nhanh chương trình phát triển chiến đấu cơ tàng hình TF-X.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm