Quốc tế

Sợ AWACS A-100 Premier, Mỹ-NATO vội nâng cấp Boeing E3 Sentry

NATO quyết định nâng cấp phi đội AWACS Boeing E3 Sentry của Mỹ đã sử dụng gần 50 năm.

Vũ khí nào của Trung Quốc được so với 'siêu' ngư lôi hạt nhân Poseidon Nga? / Iran thử thành công vũ khí chống tàng hình

Hộ tống hàng chục mục tiêu trên không, bay liên tục trong nhiều giờ và hệ thống radar bao trùm toàn bộ lãnh thổ châu Âu là những đặc tính cần thiết để NATO quyết định nâng cấp phi đội máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không (AWACS) đã được trang bị cho quân đội vào cuối những năm 1970 và hiện đang thua kém đáng kể so với các hệ thống hiện đại của Nga.

Các hệ thống AWACS có khả năng phát hiện và theo dõi tất cả các loại mục tiêu trên không, bao gồm máy bay ném bom, máy bay chiến đấu bay thấp, máy bay đánh chặn tốc độ cao và tên lửa hành trình.

Tuy nhiên, chức năng quan trọng nhất của máy bay loại này là xác định tọa độ mục tiêu và hướng dẫn máy bay chiến thuật tấn công vào mục tiêu này. Ví dụ như Boeing E3 Sentry của Mỹ có thể đồng thời tương tác với vài chục máy bay chiến đấu cả của Mỹ lẫn đồng minh.

Mỹ-NATO nâng cấp mạnh phi đội AWACS

Hiện nay, NATO có 14 đơn vị AWACS được triển khai tại căn cứ Geilenkirchen, phía tây nước Đức. Theo kế hoạch mới nhất, NATO đã phân bổ khoảng một tỷ Euro cho việc hiện đại hóa các máy bay cảnh báo sớm AWACS.

Theo đó, những chiếc máy bay AWACS Boeing E3 Sentry của Mỹ sẽ được nâng cấp để kéo dài thời hạn sử dụng cho đến năm 2035. Máy bay này được thiết kế trên cơ sở máy bay Boeing 707 để trợ giúp cho các hệ thống phòng không mặt đất.

Theo thông tin sơ bộ, các chuyên gia sẽ lắp đặt động cơ mạnh hơn và kinh tế hơn cho các máy bay này, sẽ cập nhật hệ thống điện tử, hệ thống điều khiển, hệ thống liên lạc và giám sát. Thay cho các hệ thống Analog (tín hiệu tương tự) bị lỗi thời, họ sẽ lắp đặt các hệ thống kỹ thuật số.

Phương tiện làm việc chính của hệ thống AWACS là vòm anten radar đường kính 9m được gắn trên thân máy bay nhờ 2 thanh chống dài 4m. Anten khi hoạt động có tốc độ quay 6 vòng/phút. Với sự trợ giúp của radar, AWACS có thể không chỉ phát hiện và xác định các thông số bay của bất kỳ mục tiêu nào trên không, mà còn phát hiện các vật thể trên mặt biển.

Khi bay ở độ cao 9 km, mỗi máy bay AWACS có thể bao quát một khu vực rộng tới 300.000 km2, ba chiếc máy bay bao phủ toàn bộ Trung Âu. Phi hành đoàn gồm bốn người, nhưng trên máy bay luôn có thêm khoảng 15 chuyên gia điều khiển các thiết bị radar. Nếu được tiếp nhiên liệu trên không, chiếc “radar bay” có thể bay liên tục trong vòng 18 giờ.

Không quân Hoa Kỳ đã nhận được chiếc máy bay AWACS đầu tiên vào năm 1979. Các hệ thống AWACS đã được sử dụng trong tất cả các cuộc xung đột vũ trang với sự tham gia của quân đội Mỹ và đã đem lại hiệu quả cực kỳ to lớn.

Ví dụ như trong chiến dịch quân sự ở Iraq vào năm 1991, trên bầu trời Iraq đã có tới 5 máy bay AWACS của Mỹ và một số máy bay của NATO và Saudi Arabia, chúng đã kiểm soát không phận và hải phận trong khu vực xung đột, chỉ huy hơn 250 máy bay chiến đấu, kiểm soát việc tiếp nhiên liệu trên không, hướng dẫn các máy bay ném bom chiến lược và đưa máy bay chiến thuật và máy bay từ tàu sân bay đến các khu vực tấn công.

Ngày nay, máy bay AWACS đang hoạt động ở Afghanistan, theo dõi tình hình ở phía đông nam Ukraine và ở Syria. Ở Syria, các máy bay loại này của Mỹ thường xuyên cất cánh để theo dõi các chuyến bay của máy bay tiêm kích và máy bay ném bom chiến lược của Nga.

Máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm có vai trò cực kỳ quan trọng đối với lực lượng phòng không - không quân

Máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm có vai trò cực kỳ quan trọng đối với lực lượng phòng không - không quân

Liên Xô đi trước, Mỹ sao chép công nghệ Liên Xô

Theo một bài viết trên trang web của hãng thông tấn Nga Sputnik cho biết, các công trình sư lỗi lạc của Liên Xô mới chính là những người đầu tiên trên thế giới đưa ra ý tưởng về một loại radar cơ động trên không (radar bay) và đạt được thành công trong lĩnh vực chế tạo AWACS.

Dưới thời Liên bang Xô viết, các nhà thiết kế đã tạo ra máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm sớm hơn vài năm so với các đối tác Mỹ. Máy bay cảnh báo sớm Tu-126 đầu tiên của Liên Xô được thiết kế trên cơ sở máy bay dân dụng Tu-114 đã được trang bị cho quân đội vào năm 1965.

 

Trong thời gian Chiến tranh Lạnh, khi có nguy cơ Mỹ có thể tấn công từ hướng phía bắc, các chuyên gia đã thảo luận nghiêm túc nhu cầu về các phương tiện như vậy.

Do các đặc điểm địa lý và chiều dài lớn, đoạn đường biên giới phía bắc của Liên Xô dễ bị tấn công bởi các máy bay ném bom chiến lược của đối thủ tiềm tàng. Vì không có khả năng xây dựng nhanh chóng các trạm radar mặt đất bao phủ một vùng lãnh thổ rộng lớn như vậy, các chuyên gia đã quyết định xây dựng hệ thống radar di động.

Các nhà thiết kế đã bắt đầu thực hiện dự án này vào năm 1955. Ở giai đoạn đầu, họ muốn lắp đặt các thiết bị radar tinh vi trên máy bay ném bom chiến lược Tu-95. Tuy nhiên, các loại thiết bị có kích thước rất lớn và không vừa với thân máy bay hẹp; ngoài ra, cần phải tìm chỗ cho hơn 20 người - các phi công và hai kíp chuyên gia kỹ thuật thay phiên nhau trực radar. Với những yêu cầu này, máy bay dân dụng Tu-114 mới nhất là phương án tối ưu.

Máy bay Tupolev Tu-126 được trang bị radar giám sát Liana có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không ở khoảng cách từ 100 km đến 350 km, cũng như các tàu nổi ở khoảng cách 400 km. Radar có thể truyền thông tin đến các sở chỉ huy ở khoảng cách tới 2.000 km.

Nhưng sau đó, các nhà thiết kế đã phải giải quyết vấn đề nan giải là radar phải được gắn trên trụ quay với tốc độ 10 vòng/phút. Vì thế họ đã phải phát triển một ổ trục đặc biệt với đường kính hơn 1 mét. Nhưng sau đó, người Mỹ đã sao chép công nghệ này cho AWACS của họ.

 

Nga đang nỗ lực vượt Mỹ-NATO về AWACS

Sau khi chế tạo thành công, chiếc Tu-126 của Liên Xô có khả năng vượt qua khoảng 10.000 km và bay suốt một ngày đêm nếu được tiếp nhiên liệu trên không. Tuy nhiên, dù được trang bị các thiết bị trinh sát tiên tiến, nhưng điều kiện làm việc trên máy bay vẫn rất khó chịu đối với các phi công.

Tu-126 không có trang trí nội thất, bởi để giảm trọng lượng, các nhà thiết kế đã từ bỏ tất cả các vật liệu cách âm, cách nhiệt và giảm tiếng ồn. Phi hành đoàn buộc phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn, làm việc trong cái lạnh và liên tục tiếp xúc với bức xạ từ thiết bị vô tuyến.

Tuy nhiên, bất chấp những nhược điểm trên, Tupolev Tu-126 vẫn là loại máy bay hiệu quả và đáng tin cậy, chiếc máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm này đã trở thành một phần không thể thiếu của Không quân Liên Xô.

Ngày nay, quân đội Nga có phi đội máy bay AWACS được phát triển trên cơ sở máy bay vận tải Ilyushin Il-76.

 

Phiên bản nâng cấp gần nhất với định danh Beriev A-50U Mainstay có tính năng trinh sát phát hiện và chỉ huy điều khiển vượt trội Tu-126, cùng với phạm vi bay lớn hơn. Trên máy bay có hơn 20 tấn thiết bị điện toán và radio hiện đại. Máy bay A-50U có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách đến 600 km và có thể theo dõi đồng thời tới 150 mục tiêu khác nhau.

Ngoài ra, Nga đã phát triển và đang thử nghiệm máy bay AWACS A-100 Premier có tính năng mạnh hơn gấp bội so với A-50U. Nó được thiết kế với dữ liệu update các lớp mục tiêu mới, bao gồm các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 mới nhất.

Bộ Quốc phòng Nga nhận định rằng, khả năng của A-100 vượt trội hơn đáng kể so với các lớp máy bay tương tự trong và ngoài nước, kể cả máy bay AWACS Boeing E-3 Sentry của Không quân Hoa Kỳ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm