Số ca COVID-19 tăng liên tục, các nước châu Á tăng cường biện pháp phòng chống dịch
Sự tăng trưởng mạnh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ số / Những điểm mới trong chính sách về nhà ở, bất động sản có hiệu lực trong tháng 8/2022
Mỹ là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 với tổng cộng trên 93,06 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 1,055 triệu trường hợp tử vong do bệnh này.
Nhà Trắng cho biết, kết quả xét nghiệm ngày 30/7 cho thấy, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tái nhiễm virus SARS-CoV-2. Kết quả đưa ra chỉ hơn 3 ngày sau khi ông kết thúc thời gian cách ly. Bác sĩ của Nhà Trắng Kevin O'Connor khẳng định, ông Biden không xuất hiện các triệu chứng của bệnh COVID-19 và vẫn cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh. Theo chỉ dẫn của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, Tổng thống Biden sẽ tiếp tục cách ly trong ít nhất 5 ngày. Cơ quan này cho biết, phần lớn các ca tái mắc COVID-19 ở Mỹ có các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng và chưa có báo cáo về các ca diễn biến nặng.
Nhà Trắng thông báo sẽ triển khai chiến dịch tiêm mũi tăng cường thứ hai vaccine ngừa COVID-19 cho người dân trong tháng 9 tới, sử dụng loại vaccine được hiệu chỉnh để nhắm tới các dòng phụ của biến thể Omicron vốn đang là nguyên nhân làm tăng các ca nhập viện tại Mỹ.
Tại tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới Ấn Độ, vào ngày 31/7, số ca mắc mới COVID-19 ở nước này đã giảm xuống còn 19.673 trường hợp sau 3 ngày liên tiếp ghi nhận trên 20.000 ca. Cũng trong ngày qua, Ấn Độ có thêm 45 bệnh nhân tử vong liên quan đến COVID-19, đưa tổng số người thiệt mạng ở nước này lên 526.357 ca kể từ đầu dịch. Cho đến nay, Ấn Độ ghi nhận tổng cộng trên 44,033 triệu ca mắc COVID-19, trong đó 157.160 bệnh nhân đang điều trị.
Tỷ lệ mắc mới COVID-19 theo ngày hiện nay ở Ấn Độ là 4,96%, trong khi tỷ lệ mắc mới theo tuần là 4,88%.
Liên quan đến chiến dịch tiêm phòng COVID-19, Bộ Y tế Ấn Độ cho biết tính đến sáng 31/7, nước này đã thực hiện 2,04 tỷ mũi vaccine cho người dân. Hiện Chính phủ Ấn Độ đang tập trung đẩy mạnh chương trình tiêm các mũi tăng cường do số lượng người tiêm mũi thứ 3 vẫn còn thấp. Bộ Y tế Ấn Độ đang theo dõi sát những diễn biến dịch bệnh cả trong và ngoài nước, đồng thời kêu gọi người dân đeo khẩu trang và tuân thủ các quy định phòng dịch COVID-19 tại nơi đông người.
Pháp là tâm dịch COVID-19 lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Án Độ. (Ảnh: AP)
Pháp hiện là điểm nóng dịch bệnh lớn thứ 3 thế giới với hơn 151.900 bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi trong tổng số trên 33,85 triệu người nhiễm bệnh ở quốc gia này. Ngày 31/7, Pháp xác nhận thêm hơn 31.500 trường hợp nhiễm COVID-19 mới.
Bác sỹ truyền nhiễm Yevgeny Tamakov của Nga cho hay, sự gia tăng tỷ lệ nhiễm virus SARS-CoV-2, đặc biệt là ở các siêu đô thị, có thể sẽ được ghi nhận từ giữa đến cuối tháng 8, khi người dân Nga bắt đầu trở về sau các kỳ nghỉ, cũng như vào mùa thu, khi năm học mới bắt đầu.
Tuy nhiên, chuyên gia này nhấn mạnh rằng cho tới nay, chưa thể nói là virus sẽ nguy hiểm hơn và tình hình gia tăng ca mắc mới ở Liên bang Nga sẽ nghiêm trọng. Theo ông Tamakov, nước Nga đã trải qua hơn 2 năm chống đại dịch COVID-19, các chuỗi hậu cần chống dịch đã được thiết lập suôn sẻ, những biện pháp triển khai thêm cơ sở y tế và giường bệnh đều luôn sẵn sàng.
Trong 24 giờ qua, tại Nga, số ca mắc mới COVID-19 trong ngày là 12.498. Phó Thủ tướng Nga, bà Tatyana Golikova khẳng định, số ca nhập viện không tăng mạnh nhưng các khu vực vẫn cần luôn sẵn sàng những phương án hỗ trợ người bệnh.
Australia đã ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 trong ngày cao nhất trong những tháng gần đây, trong bối cảnh nước này tiếp tục phải ứng phó với làn sóng lây nhiễm dòng phụ của biến thể Omicron trong mùa đông. Ngày 29/7, Australia ghi nhận 157 ca tử vong do COVID-19, trong đó 107 ca ở bang Victoria và 22 ca ở bang New South Wales. Con số này trong ngày 31/7 là41.
Tổng số người tử vong do COVID-19 tại nước này đã tăng lên hơn 11.800 ca, trong đó gần 10.000 trường hợp trong năm 2022. Với 30.930 người nhiễm mới trong ngày 31/7, tổng cộng trên9,4 triệu người ởAustralia đã mắc COVID-19.
Các nước châu Á đang ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 gia tăng liên tục. Một số nước còn liên tục ghi nhận số ca mắc mới ở mức kỷ lục từ trước đến nay. Các con số thống kê càng cho thấy không thể chủ quan trước dịch bệnh.
Tại Đông Nam Á, Singapore ngày 30/7 ghi nhận hơn 6.000 ca mắc mới và 3 người tử vong vì COVID-19. Đa số ca lây nhiễm là trong cộng đồng.Bộ Y tế Singapore cho biết trong các trường hợp mắc mới, 586 ca được phát hiện qua xét nghiệm PCR và 5.972 ca được phát hiện qua xét nghiệm nhanh kháng nguyên (ART). Trong tổng số ca mắc mới ghi nhận ngày 30/7, có 6.297 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Hiện có 689 ca đang được điều trị tại bệnh viện, trong đó có 15 ca đang được theo dõi tại khoa chăm sóc tích cực.
Ngày 31/7, thêm5.106 người nhiễm virus SARS-CoV-2 được báo cáo tại Singapore.
Philippines ghi nhận 4.159 ca mắc mới, nâng tổng số ca bệnh tại nước này tính đến ngày 31/7 là trên 3,77 triệu trường hợp, bao gồm 60.727 ca tử vong vì COVID-19. Bộ Y tế Philippines xác định, tình hình dịch bệnh tại nước này ở mức nguy cơ thấp, cho rằng mặc dù số ca mắc mới đang gia tăng nhưng tỷ lệ bệnh nhân nhập viện và điều trị tại những đơn vị chăm sóc tích cực vẫn ở mức thấp. Các bệnh viện vẫn hoạt động bình thường và không gặp tình trạng quá tải.
Tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại Makati, Philippines. (Ảnh: AP)
Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát đến nay, hơn 71,4 triệu người tại quốc gia với khoảng 110 triệu dân này đã được tiêm đầy đủ các mũi cơ bản vaccine ngừa COVID-19.
Nước láng giềng Malaysia ngày 30/7 ghi nhận hơn 4.000 ca mắc mới , trong đó có 3 ca nhập cảnh. Con số này trong ngày 31/7 là 2.783. Thứ trưởng Bộ Y tế Malaysia, Tiến sĩ Noor Azmi Ghazali, cho rằng đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc và người dân không nên chủ quan, xem nhẹ các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh vốn đang có chiều hướng gia tăng nhanh do sự xuất hiện các dòng phụ của biến thể Omicron.
Ông Ghazali khuyến nghị người dân nên tiếp tục tuân thủ Quy trình vận hành tiêu chuẩn, người lớn nên tiêm phòng nhắc lại, trong khi trẻ em đủ điều kiện nên tiêm mũi thứ ba vaccine ngừa COVID-19 nhằm tăng cường khả năng miễn dịch. Cho đến nay, mới chỉ có 50% trẻ em trong nước đã được tiêm phòng.
Còn tại Campuchia, nước này xác nhận thêm 36 trường hợp mắc nhiễm COVID-19. Trước tình hình dịch bệnh hiện nay, giới chức Bộ Y tế Campuchia kêu gọi người dân tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng dịch, bao gồm đeo khẩu trang, sát khuẩn tay thường xuyên, tăng cường tập luyện thể thao và tiêm mũi vaccine tăng cường để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Tại Đông Á, Hàn Quốc trong 24 giờ qua ghi nhận gần 73.600 ca mắc mới COVID-19. Bên cạnh đó, số bệnh nhân nặng tại Hàn Quốc vẫn tiếp tục tăng.
Trung Quốc ngày 31/7 có 116 ca mắc mới có triệu chứng trong cộng đồng. Đến nay, tống cộng 229.510 người đã nhiễm virus SARS-CoV-2 ở nước này
Chính phủ Nhật Bảnđã quyết định cho phép chính quyền của 47 tỉnh, thành phố tự ban bố các biện pháp tăng cường nhằm phòng chống dịch COVID-19. Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm mới ở nước này đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 230.000 ca/ngày vào ngày 28/7, chủ yếu do sự lây lan mạnh của dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron.
Chính quyền địa phương có thể ban bố các biện pháp tăng cường để chống dịch khi hệ thống y tế trên địa bàn có nguy cơ quá tải, chẳng hạn khi tỷ lệ sử dụng giường dành riêng cho các bệnh nhân COVID-19 vượt ngưỡng 50%. Các biện pháp tăng cường này bao gồm kêu gọi người dân thực hiện các quy định phòng dịch như tiêm vaccine và làm việc từ xa, hoặc có thể đề nghị người cao tuổi và những người có các bệnh nền tránh xa những địa điểm đông người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?