So sánh cán cân quân sự giữa Israel và Hamas
150.000 tên lửa và rocket có thể đã vào vị trí: Nhân vật bí ẩn nhất Hezbollah đang khiến Israel 'nín thở' / Thêm một lô máy bay chiến đấu Su-35S gia nhập Không quân Nga
Israel có hệ thống đánh chặn tên lửa Vòm Sắt (Iron Dome) tiên tiến thế giới. Ảnh: Thời báo Israel
Theo hãng tin AFP ngày 22/10, với việc cả hai bên đều sẵn sàng cho một cuộc tấn công trên bộ của Israel vào Dải Gaza sau cuộc đột kích bất ngờ của Hamas hôm 7/10, dưới đây là đánh giá tổng quan về nguồn lực quân sự của họ.
Với Israel, theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) của Anh, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) có quân số 169.500 người, trong đó có 126.000 là quân chính quy.
Ngoài ra, nước này có 400.000 quân dự bị, trong đó 360.000 người đã được huy động kể từ cuộc tấn công của Hamas.
Israel cũng có một số hệ thống phòng thủ có công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, bao gồm cả hệ thống chống tên lửa “Vòm Sắt”.
IISS cho biết Israel có khoảng 1.300 xe tăng và các phương tiện bọc thép khác, 345 máy bay chiến đấu và một kho vũ khí khổng lồ bao gồm pháo, máy bay không người lái và tàu ngầm tối tân.
Mặc dù không phải là một quốc gia hạt nhân được tuyên bố nhưng kho vũ khí hạt nhân của Israel là một "bí mật mở" và Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí công bố số lượng đầu đạn hạt nhân của nước này là 90.
Về sự hỗ trợ của Mỹ cho Israel, Washington cung cấp 3,8 tỷ USD viện trợ quân sự mỗi năm cho Israel theo thỏa thuận 10 năm kéo dài đến năm 2028.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết hôm 21/10 rằng ông đã kích hoạt việc triển khai Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) và các tiểu đoàn Patriot bổ sung “khắp khu vực”.
Bộ trưởng Austin nói thêm rằng ông đã điều động “lực lượng bổ sung để sãng sàng triển khai nhằm tăng cường khả năng phản ứng nhanh chóng theo yêu cầu”.
Washington đã và đang tiếp tục chuyển vũ khí cho Israel, triển khai hai tàu sân bay tới phía Đông Địa Trung Hải – USS Gerald Ford, tàu chiến lớn nhất thế giới và USS Eisenhower – để răn đe không chỉ Hamas mà còn cả các đồng minh của họ như phong trào Hồi giáo Hezbollah ở Liban.
Quân đội Mỹ tuần trước đã ra lệnh cho 2.000 binh sĩ chuẩn bị triển khai tới Trung Đông để phô trương lực lượng.
Với Hamas, nhóm này có một kho vũ khí đa dạng được tích tụ trong nhiều năm. Theo IISS, lực lượng vũ trang của nước này, được gọi là Lữ đoàn Ezzedine Al-Qassam, có quân số là 15.000 người, trong khi truyền thông Arab đưa ra con số là 40.000 người.
Họ có vũ khí hạng nặng thu được từ khắp Trung Đông - đặc biệt là từ Iran, Syria và Libya - đồng thời cũng có nguồn cung súng ngắn và súng trường tấn công từ Trung Quốc và các khu vực khác.
Hamas cũng có nhiều loại thuốc nổ tự chế và các nguồn tin phương Tây cho biết họ có đủ máy bay không người lái, mìn, tên lửa chống tăng dẫn đường, súng phóng lựu và đạn cối để cầm cự trong thời gian dài, mặc dù không có số liệu chính xác.
Phần lớn tên lửa của Hamas cũng được tự sản xuất và có công nghệ thô sơ.
Với Hezbollah, đã có những cuộc đấu pháo xuyên biên giới giữa Israel và Liban, nơi đặt trụ sở của Hezbollah.
Trung tâm Soufan, tổ chức tư vấn và nghiên cứu của Mỹ, cho biết: “Hezbollah có thể làm tiêu hao hoặc phân tán các nguồn lực của IDF mà không cần phải tham gia hoàn toàn trong cuộc chiến, thay vào đó thỉnh thoảng dựa vào các cuộc tấn công bằng tên lửa hoặc pháo để ngăn chặn các lực lượng Israel và buộc IDF phải điều động nhân lực và trang thiết bị dọc biên giới phía Bắc”.
Vào năm 2021, nhóm này tuyên bố có 100.000 tay súng. Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia (INSS), một tổ chức tư vấn của Israel, cho biết con số thực tế chỉ bằng một nửa.
Theo chuyên gia Elliot Chapman thuộc công ty phân tích quốc phòng Janes của Anh, hầu hết các chiến binh Hezbollah thường tham gia vào hoạt động chiến đấu khi được yêu cầu. Ông lưu ý rằng Hezbollah đã huy động 40.000 người khi cuộc nội chiến ở Syria bùng nổ.
INSS cho biết kho vũ khí của Hezbollah có từ 150.000 đến 200.000 tên lửa và pháo, trong đó có “hàng trăm” tên lửa chính xác.
Chuyên gia Chapman nói: “Về mặt chiến lược, kho tên lửa của Hezbollah là có năng lực nhất để tấn công Israel”.
Với Iran, kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, Tehran đã coi việc ủng hộ người Palestine là một trong những trụ cột chiến lược.
Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian cảnh báo hôm 21/10 rằng “khu vực này giống như một thùng thuốc súng. Các nhà phân tích phương Tây cho rằng Iran sẽ kiềm chế trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột, nhưng sẵn sàng hỗ trợ cho Hamas, Hezbollah hay Huthi ở Yemen.
Nhà phân tích Raz Zimmt thuộc INSS, nhận định Iran hiện "không quan tâm đến việc Hezbollah tham gia vào một cuộc chiến tổng lực" với Israel, nhưng Tehran có thể buộc phải can dự khi “một cuộc tấn công trên bộ của Israel, và đặc biệt là thành công quân sự của Israel, điều này sẽ đe dọa đến sự sống còn của Hamas hoặc khả năng duy trì quyền kiểm soát hiệu quả của Hamas đối với Dải Gaza”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?