Quốc tế

Soi loại máy bay chiến đấu Iran khiến Mỹ khiếp sợ nhất

DNVN - Có khả năng mang tới 8 tên lửa không đối không, trang bị những vũ khí có tầm bắn xa đến 150km, F-14 Tomcat là chiếc máy bay chiến đấu Iran khiến Mỹ khiếp sợ nhất dù chính họ là “người sản xuất”.

Syria triển khai lực lượng Hổ tinh nhuệ tới Latakia cho trận chiến quan trọng / Uy lực nhóm tàu sân bay Mỹ triển khai rầm rộ đối phó Iran

F-14 Tomcat (mèo đực) là máy bay chiến đấu kiểu cánh cụp cánh xòe, hai động cơ, hai chỗ ngồi, tốc độ siêu âm do Tổng Cty hàng không Grumman phát triển từ cuối năm 1970.

F-14 Tomcat (mèo đực) là máy bay chiến đấu kiểu cánh cụp cánh xòe, hai động cơ, hai chỗ ngồi, tốc độ siêu âm do Tổng Cty hàng không Grumman phát triển từ cuối năm 1970.

Chiến đấu cơ F-14 được thiết kế cho nhiệm vụ chính là chiếm ưu trên thế trên không, phòng không, đánh chặn, trinh sát hàng không chiến thuật và có thể tấn công mặt đất. Đây từng là mẫu tiêm kích hạm chủ lực của Hải quân Mỹ giai đoạn 1970-1990.

Chiến đấu cơ F-14 được thiết kế cho nhiệm vụ chính là chiếm ưu trên thế trên không, phòng không, đánh chặn, trinh sát hàng không chiến thuật và có thể tấn công mặt đất. Đây từng là mẫu tiêm kích hạm chủ lực của Hải quân Mỹ giai đoạn 1970-1990.

Năm 1974, Iran dưới thời vua Shah cầm quyền đã được chính quyền Tổng thống Richard Nixon gật đầu bán 80 chiếc Tomcat. Sau khi cuộc Cách mạng Hồi Giáo 1979 thành công, chính quyền Hồi giáo Iran đã nắm được số Tomcat này và cố gắng duy trì nó tới tận ngày nay dù rằng chịu sự cấm vận gay gắt của Mỹ.

Năm 1974, Iran dưới thời vua Shah cầm quyền đã được chính quyền Tổng thống Richard Nixon gật đầu bán 80 chiếc Tomcat. Sau khi cuộc Cách mạng Hồi Giáo 1979 thành công, chính quyền Hồi giáo Iran đã nắm được số Tomcat này và cố gắng duy trì nó tới tận ngày nay dù rằng chịu sự cấm vận gay gắt của Mỹ.

Có thời điểm, số F-14 Tomcat trong Không quân Iran hầu như chỉ còn chục chiếc do thiếu phụ tùng. Tuy nhiên, bằng cách nào đó rất đặc biệt Iran vẫn duy trì được số lượng lớn Tomcat, thậm chí khôi phục được phần lớn các máy bay, chế tạo được hầu hết các loại đạn dược trang bị trên F-14. Và cho tới nay, nó vẫn là tiêm kích “con cưng” của Không quân Iran, là “chỗ dựa vững chắc”.

Có thời điểm, số F-14 Tomcat trong Không quân Iran hầu như chỉ còn chục chiếc do thiếu phụ tùng. Tuy nhiên, bằng cách nào đó rất đặc biệt Iran vẫn duy trì được số lượng lớn Tomcat, thậm chí khôi phục được phần lớn các máy bay, chế tạo được hầu hết các loại đạn dược trang bị trên F-14. Và cho tới nay, nó vẫn là tiêm kích “con cưng” của Không quân Iran, là “chỗ dựa vững chắc”.

 Thậm chí có nguồn tin cho rằng Iran còn nâng cấp khả năng mang vũ khí của Tomcat cho phép nó triển khai các loại bom đạn do Nga - Trung sản xuất như tên lửa không đối không R-27.

Thậm chí có nguồn tin cho rằng Iran còn nâng cấp khả năng mang vũ khí của Tomcat cho phép nó triển khai các loại bom đạn do Nga - Trung sản xuất như tên lửa không đối không R-27.

F-14 được thiết kế với kiểu cánh cụp cánh xòe cho phép đạt tốc độ bay rất cao ở trần bay thấp và cất hạ cánh đường băng ngắn dù kích thước máy bay khá lớn với trọng lượng rỗng 19,3 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 33 tấn, tải trọng vũ khí 6,6 tấn.

F-14 được thiết kế với kiểu cánh cụp cánh xòe cho phép đạt tốc độ bay rất cao ở trần bay thấp và cất hạ cánh đường băng ngắn dù kích thước máy bay khá lớn với trọng lượng rỗng 19,3 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 33 tấn, tải trọng vũ khí 6,6 tấn.

 

F-14 được trang bị cặp động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy TF30 (hoặc còn gọi là JT10A) cung cấp lực đẩy tổng thể đến 93kN/chiếc, cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa Mach 2,34 tức 2.485km/h ở trần bay cao, bán kính chiến đấu 926km, trần bay 15,2km, vận tốc leo cao 229m/s.

F-14 được trang bị cặp động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy TF30 (hoặc còn gọi là JT10A) cung cấp lực đẩy tổng thể đến 93kN/chiếc, cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa Mach 2,34 tức 2.485km/h ở trần bay cao, bán kính chiến đấu 926km, trần bay 15,2km, vận tốc leo cao 229m/s.

Dẫu vậy, có tới 70% số F-14 (trong tổng số 712 chiếc F-14 được chế tạo từ 1969-1991) sử dụng động cơ TF30, các biến thể sau này gồm F-14B/D được trang bị động cơ tin cậy hơn là F110-GE-400.

Dẫu vậy, có tới 70% số F-14 (trong tổng số 712 chiếc F-14 được chế tạo từ 1969-1991) sử dụng động cơ TF30, các biến thể sau này gồm F-14B/D được trang bị động cơ tin cậy hơn là F110-GE-400.

Mặc dù có tính năng bay cao, không thua kém MiG, tuy nhiên việc dùng kiểu cánh cụp cánh xòe khiến F-14 không hề thích hợp để không chiến quần vòng. Rất may, nó được trang bị radar mạnh giúp nó mang những tên lửa đối không tầm xa đem lại ưu thế đáng kể trước MiG.

Mặc dù có tính năng bay cao, không thua kém MiG, tuy nhiên việc dùng kiểu cánh cụp cánh xòe khiến F-14 không hề thích hợp để không chiến quần vòng. Rất may, nó được trang bị radar mạnh giúp nó mang những tên lửa đối không tầm xa đem lại ưu thế đáng kể trước MiG.

 Cụ thể, F-14 được trang bị radar mạng pha băng X AN/AWG-9 tích hợp khả năng nhạn diện địch - ta, theo dõi cùng lúc 24 mục tiêu, bắt bám trong chế độ

Cụ thể, F-14 được trang bị radar mạng pha băng X AN/AWG-9 tích hợp khả năng nhạn diện địch - ta, theo dõi cùng lúc 24 mục tiêu, bắt bám trong chế độ "theo dõi trong khi quét" 6 mục tiêu cách 97km, có khả năng khóa mục tiêu nhỏ ở trần bay thấp như tên lửa hành trình, phát hiện máy bay ném bom cách đến 160km.

Máy bay chiến đấu F-14 được trang bị một pháo 6 nòng cỡ 20mm (với 675 viên đạn) và 10 giá treo cho phép mang tổng cộng 8 tên lửa không đối không tầm ngắn – trung hoặc tối đa 6 tên lửa đối không tầm siêu xa AIM-54 Phoenix có tầm phóng cực đại 190km.

Máy bay chiến đấu F-14 được trang bị một pháo 6 nòng cỡ 20mm (với 675 viên đạn) và 10 giá treo cho phép mang tổng cộng 8 tên lửa không đối không tầm ngắn – trung hoặc tối đa 6 tên lửa đối không tầm siêu xa AIM-54 Phoenix có tầm phóng cực đại 190km.

 

Vũ khí - khí tài
Thanh Nga
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm