Quốc tế

Việt Nam sẽ mua trực thăng Ansat của Nga để thay thế UH-1?

DNVN - Theo đánh giá, trực thăng hạng nhẹ Ansat của Nga hoàn toàn đủ khả năng thay thế những chiếc UH-1 đã cao tuổi trong biên chế Không quân nhân dân Việt Nam.

Bất ngờ lớn trước quy mô "nghĩa địa xe tăng" của Quân đội Mỹ / Việt Nam trang bị đại trà AKM cho các đơn vị trực chiến?

Hiện tại Không quân nhân dân Việt Nam vẫn đang sử dụng một phi đội trực thăng đa dụng hạng nhẹ UH-1 chiến lợi phẩm do Mỹ sản xuất, so với dòng máy bay lên thẳng Mi-8/7 của Nga thì chúng có rất nhiều ưu điểm.

Đại tá phi công Nguyễn Xuân Trường, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 917 những năm 1978 - 1979 cho biết:

“Ưu điểm nổi bật của UH-1 là độ linh hoạt rất cao, xoay trở nhanh, không kén chọn bãi, có thể hạ cánh trên nền đất yếu, lồi lõm như mặt ruộng, thời gian đổ quân chỉ 10 giây. Trong khi đó, các trực thăng Mi-8/17 của Nga khá nặng nề, xoay trở chậm chạp, cần bãi đáp phù hợp, thời gian đổ quân mất ít nhất 1 phút”.

Tuy nhiên sau thời gian dài sử dụng, các trực thăng UH-1 của chúng ta đã sắp tới thời điểm phải "nhận sổ hưu", việc đầu tư mua sắm một dòng máy bay lên thẳng hạng nhẹ khác để thay thế đang dần trở nên cấp thiết.

Trực thăng đa dụng hạng nhẹ UH-1H của Không quân Việt Nam. Ảnh: Báo Phòng không - Không quân.

Trực thăng đa dụng hạng nhẹ UH-1H của Không quân Việt Nam. Ảnh: Báo Phòng không - Không quân.

Ứng viên hàng đầu từng được nhắc tới là UH-72A Lakota do chi nhánh tại Mỹ của Eurocopter sản xuất, nó đã được lựa chọn là trực thăng đa dụng hạng nhẹ mới của Quân đội cũng như Vệ binh quốc gia Hoa Kỳ, nhằm thay thế cho các loại UH-1H/V và OH-58A/C.

Chiếc UH-72A đầu tiên đã được chuyển giao cho Quân đội Mỹ vào năm 2006, dự kiến nước này sẽ đặt mua tổng cộng 345 chiếc.

Thông số kỹ thuật cơ bản của UH-72ALakota: Kíp lái 2 người; chiều dài 13,03 m; đường kính rotor chính 11 m; chiều cao 3,45 m; trọng lượng rỗng 1,79 tấn; trọng lượng cất cánh tối đa 3,58 tấn.

Máy bay được trang bị 2 động cơ Turbomeca Arrius 1E2 công suất 551 kW (738 mã lực) mỗi chiếc, cho tốc độ tối đa 268 km/h, trần bay 5.480 m, tầm bay 685 km, sức tải tối đa 1.790 kg hoặc chuyên chở được 9 binh sĩ với đầy đủ vũ khí trang bị.

 

Ngoài biến thể vận tải - chở quân, UH-72A Lakota còn có phiên bản vũ trang AAS-72X được trang bị súng máy, rocket và cả tên lửa chống tăng để làm nhiệm vụ trinh sát cũng như yểm trợ hỏa lực cho bộ binh.

Mặc dù vậy khả năng mua UH-72A Lakota vẫn không hề dễ dàng do vũ khí trang thiết bị do Mỹ chế tạo thường đi kèm các điều khoản bán hàng ngặt nghèo, cho nên Việt Nam vẫn cần một phương án dự phòng sẵn sàng, đó chính là chiếc Ansat của Nga.

Trực thăng Ansat và Mi-171A2 trong chuyến biểu diễn tại Việt Nam tháng 11/2018. Ảnh: Vietnamnet.

Trực thăng Ansat và Mi-171A2 trong chuyến biểu diễn tại Việt Nam tháng 11/2018. Ảnh: Vietnamnet.

Ansat là trực thăng đa dụng hai động cơ hạng nhẹ được Nhà máy trực thăng Kazan phát triển, nó đã giúp người Nga lấp đầy khoảng trống về máy bay lên thẳng hạng nhẹ vốn bị bỏ quên bấy lâu nay.

 

Dòng trực thăng này có thể mang 1.300 kg trọng tải với tốc độ bay 250 km/h (tối đa 275 km/h) trong khoảng cách 510 km. Tổng công suất của động cơ của Ansat là 1.260 mã lực (2 x 630 mã lực) nhưng trong tương lai sẽ được nâng cấp với động cơ mạnh hơn (2 x 800 mã lực).

Trực thăng Ansat ngoài biến thể dân sự thì dự kiến nó sẽ có thêm bản quân sự thông qua việc tích hợp khí tài trinh sát quang điện tử, các giá treo vũ khí bên thân cùng với bọc thép các vị trí hiểm yếu.

Có thể thấy rằng Ansat là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm của UH-72A Lakota trong cuộc đua tới vị trí thay thế UH-1H của Không quân nhân dân Việt Nam. Với sự quen thuộc trong việc sử dụng trực thăng Nga của chúng ta thì triển vọng để nó chiến thắng chiếc máy bay lên thẳng hạng nhẹ do Mỹ sản xuất là rất sáng giá.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm