Quốc tế

Vì sao trong kho chiến lợi phẩm của Việt Nam thiếu vắng pháo tự hành M110 203mm?

DNVN - Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, Quân đội Mỹ đã điều động tại đây những khẩu pháo tự hành M110 cỡ nòng 203 mm, lớn hơn cả M107 "Vua chiến trường".

Bất ngờ lớn trước quy mô "nghĩa địa xe tăng" của Quân đội Mỹ / Cải tiến đáng giá được Nga thực hiện trên pháo tự hành diệt tăng Sprut-SDM

Pháo tự hành M110 203 mm được bắt đầu phát triển từ giữa những năm 1950, nguyên mẫu đầu tiên có tên gọi T-236 được chế tạo vào năm 1959. M110 chính thức biên chế cho Lục quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ từ năm 1963.

M110 203 mm cũng như "Vua chiến trường" M107 175 mm đều sử dụng chung khung gầm cơ sở xe thiết giáp M578 nhằm tạo thuận tiện cho công tác hậu cần.

Trái tim của xe là động cơ diesel tăng áp 8V71T do General Motors chế tạo, có công suất 405 mã lực cùng hộp số tự động Allison XTG-411-2A với 4 số tiến và 2 số lùi, cho tốc độ tối đa 56 km/h, dự trữ hành trình 520 km, khả năng vượt dốc 30 độ, băng qua hào rộng 2,3 m.

Pháo tự hành M110 203 mm thuộc Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn pháo binh dã chiến số 94 Mỹ tại căn cứ Caroll, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Robert Whitaker.

Pháo tự hành M110 203 mm thuộc Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn pháo binh dã chiến số 94 Mỹ tại căn cứ Caroll, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Robert Whitaker.

M110 sử dụng pháo M2A2 203 mm/L25 (nòng dài gấp 25 lần đường kính), phát triển từ khẩu BL 8-inch của Anh từng sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Pháo M2A2/L25 bắn những viên đạn nặng 200 pound (khoảng 90 kg), có sức công phá rất lớn đi xa 17 km hoặc lên tới 30 km với đạn tăng tầm.

Pháo tự hành M110 có một dầm thủy lực hỗ trợ việc nạp đạn, tuy nhiên nó dễ bị sự cố và thường làm chậm hoạt động do yêu cầu kíp chiến đấu phải hạ hoàn toàn nòng trước khi sử dụng.

Tốc độ bắn của M110 chỉ được 1 phát/phút, tốc độ bắn trung bình là 2 phút cho mỗi loạt bắn. Trong trường hợp gấp bắn, kíp chiến đấu có thể tăng tốc độ bắn lên 2 - 4 phát/phút nếu nạp đạn bằng tay.

 

Việc này tuy đòi hỏi rất nhiều về sức khỏe của người lính, nhưng lại có ưu điểm là không cần phải hạ nòng pháo như dùng dầm tự động. Thời gian triển khai bắn từ khi đang hành tiến chỉ có 1 phút.

Kíp chiến đấu tiêu chuẩn của M110 lên tới 13 người, trong đó 5 trên xe (gồm lái xe, 2 pháo thủ, 2 nạp đạn) và 8 lính hỗ trợ đi kèm, di chuyển bằng xe chở đạn bọc thép M548.

Pháo tự hành M110 đang tác xạ trên chiến trường Việt Nam. Ảnh: War History Online.

Pháo tự hành M110 đang tác xạ trên chiến trường Việt Nam. Ảnh: War History Online.

Mặc dù cũng được Mỹ triển khai hoạt động tại chiến trường Việt Nam nhưng khác với khẩu M107 175 mm đó là không có khẩu pháo tự hành M110 nào bị ta thu giữ dưới dạng chiến lợi phẩm.

 

Điều này có được là do pháo M110 chỉ nằm dưới sự vận hành trực tiếp của lính Mỹ (thường đảm nhiệm vai trò bắn phá, yểm trợ hỏa lực cho bộ binh), không cung cấp cho Quân đội Việt Nam Cộng Hòa khi Hoa Kỳ rút quân tại thời điểm năm 1973.

Bên cạnh đó còn có thông tin chưa được kiểm chứng rõ ràng rằng trong một trận đánh, quân Mỹ đã phải bỏ lại tới 4 khẩu pháo M110 trước khi rút lui. Tuy nhiên ngay sau đó họ đã điều máy bay tới để phá hủy toàn bộ số vũ khí trên nhằm tránh việc lọt vào tay Quân Giải phóng.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm