Su-25 chiến đấu siêu hạng nhưng A-10 mạnh hơn
Trung Quốc khoe tổ hợp phóng UAV cảm tử cơ số lớn / Một chiếc "máy bay Ngày tận thế" mới sẽ được chế tạo ở Nga
Bài viết của chuyên gia Mark Episkopos trên tờ National Interest cho biết, không quân Nga vận hành lực lượng chiến đấu cơ khổng lồ với nhiều loại máy bay khác nhau, trong đó nhiều máy bay đã trải qua thực chiến từ thời Liên Xô và Nga ngày nay, đặc biệt trong số đó là Su-25.
Vào cuối những năm 1960, Không quân Liên xô quyết định phát chiến đấu cơ chuyên thực hiện yểm trợ hỏa lực, tấn công mặt đất. Nhà sản xuất Sukhoi đã thắng thầu với chiếc máy bay nguyên mẫu ban đầu được định danh là T8.
Cường kích Su-25 Nga. |
Sau khi chính thức đi vào hoạt động năm 1981, chiến đấu cơ T8 đã được đổi tên thành Su-25. Kể từ đó đến nay, Su-25 đã thể hiện khả năng chiến đấu bền bỉ của mình trong tất cả các cuộc chiến có Liên Xô và Nga tham gia.
Dù Su-25 không phải là dòng máy bay mới, nhưng nó chắc chắn sẽ vẫn được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong thời gian tới. Su-25 được coi là sự lựa chọn hợp lý nhờ chi phí hoạt động thấp và khả năng tấn công các mục tiêu trên bộ rất hiệu quả của nó.
Chuyên gia Mark Episkopos cho rằng, hiện nay dòng máy bay của Mỹ tương đương với Su-25 là A-10 Thunderbolt II. Nhưng trong khi Nga đang nâng cấp máy bay Su-25 lên chuẩn SM để tiếp tục sử dụng, thì tương lai máy bay A-10 đã được định đoạt khi nó chỉ còn được sử dụng tới năm 2022.
Vậy cán cân sức mạnh của Su-25 so với A-10 huyền thoại của Mỹ thế nào mà giành được nhiều lợi khen ngợi đến vậy? Ngay từ khi ra đời, khối NATO luôn coi Su-25 là một kho vũ khí di động trên bầu trời khi được trang bị 1 khẩu pháo 30mm nòng kép AO-17A với 250 viên đạn.
Dưới hai cánh và thân chính là 10 mấu cứng gắn vũ khí, thiết bị với tổng khối lượng 4,4 tấn.
Chủng loại bom đạn mà Su-25 sử dụng rất phong phú, từ tên lửa đối không R-60, R-27R, R-77, R-73, bom thông minh cỡ 670 kg, rocket cỡ từ 57mm S-5, 80mm S-8, đến loại rocket thông minh S-24 240mm và S-25 330mm, pháo hàng không, bom chùm cỡ 500 kg, bom thông thường, tên lửa đối đất như Kh-23, Kh-25 và Kh-29, tên lửa chống tăng Vikhr-M, tên lửa đối hạm Kh-35, tên lửa diệt radar Kh-58U và Kh-31P.
Thiết bị Klyon-PS đo xa và chỉ định mục tiêu bằng laser ở mũi máy bay giúp dẫn đường cho tên lửa không đối đất, bom thông minh và các loại vũ khí dẫn đường bằng laser. Khi cần dẫn đường từ cự ly xa hơn, Su-25 sẽ mang theo thiết bị chỉ thị mục tiêu bằng laser gắn dưới cánh.
Để đáp ứng khả năng cơ động trên chiến trường, Su-25 sử dụng hai động cơ Soyuz/Tumansky R-195 sức đẩy 4.300 kg giúp máy bay có thể đạt vận tốc tối đa 950 km/h, tầm hoạt động 2.500 km, trần bay 7.000m.
Sự ra đời của ra đời cường kích Su-25 nhằm tạo nên đối trọng với A-10 Thunderbolt II. Về chức năng, Su-25 tương tự với loại máy bay cường kích A-10 Warthog nổi tiếng của không quân Mỹ.
Máy bay A-10 của Mỹ. |
Cường kích A-10 là mẫu máy bay chuyên dùng để hỗ trợ hỏa lực cho các lực lượng mặt đất. Do chủ yếu hoạt động ở độ cao thấp, A-10 được thiết kế để có thể chịu được hư hại nặng gây ra bởi hỏa lực phòng không của đối phương, đặc biệt là pháo cao xạ và tên lửa tầm gần.
Nó được cho là có khả năng chịu hư hại gấp 10 lần các loại máy bay khác trong 1 số tình huống. Trong chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 (1991), một chiếc A-10 bị trúng liên tiếp 4 phát đạn từ pháo phòng không 57mm.
Trong đó 2 phát trúng đuôi, 1 phát nổ ngay trước mũi máy bay, 1 trúng vào cánh phải và gây kích nổ cho quả tên lửa đối không Sidewinder gắn ở đó. Tổng cộng chiếc A-10 có 378 lỗ thủng trên thân, trong đó 17 lỗ ngay dưới buồng lái.
Tuy vậy, viên phi công vẫn bình yên vô sự và có thể hạ cánh an toàn. Có được khả năng này nhờ buồng lái của A-10 được bọc 1 lớp titan dày gần 4cm giúp bảo vệ phi công khỏi hỏa lực phòng không bắn từ mặt đất.
Cường kích A-10 được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy General Electric TF34 cho phép đạt tốc độ cận âm. A-10 có khả năng mang tới 7 tấn vũ khí.
Máy bay này được trang bị pháo nòng xoay 7 nòng cỡ 30mm Gatling có uy lực mạnh, tốc độ bắn nhanh (hơn 3.500 viên/phút). Pháo 7 nòng hoàn toàn có khả năng uy hiếp xe tăng – thiết giáp nhẹ bằng đạn xuyên giáp.
Ngoài súng Gatling 30mm, A-10 có 11 giá treo trên cánh và thân mang được tên lửa, bom. Cơ số đạn 30mm dự trữ là 1.174 viên. Với sức mạnh này, cả Su-25 và A-10 đều xứng đáng là những cường kích ưu tú nhất hiện nay dù đã có thời gian hoạt động khá lâu.
Tuy nhiên chuyên gia Mỹ nhấn mạnh, A-10 vẫn thực sự gây ấn tượng bởi khả năng lì lợm và tải trọng vũ khí nó mang theo khi thực hiện nhiệm vụ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo