Quốc tế

Tiêm kích bí ẩn của Nga khiến Mỹ, phương tây khiếp sợ

MiG-41 sẽ được đưa lên vệ tinh. Đây là loại máy bay chiến đấu hứa hẹn nhanh nhất thế giới, làm thay đổi luật chơi.

4 tiêm kích Su-30SM không đủ để Armenia bảo vệ không phận / Tiêm kích còn khả năng chiến đấu của Azerbaijan gấp gần 9 lần Armenia

Tiem kich bian cua Ngakhien My,phuong tay khiep so
Tiêm kích MiG-41 (Ảnh: YouTube).

Máy bay thế hệ mới luôn là một sự kiện được dư luận chú ý sát sao, nhưng đồng thời đó cũng là một yếu tố được hết sức giữ bí mật. Vì vậy, sự xuất hiện trong tương lai của máy bay chiến đấu MiG-41 của Nga, được gọi là tổ hợp máy bay đánh chặn tầm xa (PAK DA) đầy hứa hẹn, đã gây sự chú ý đối với các chuyên gia phương Tây.

Điều này không phải ngẫu nhiên, bởi loại máy bay chiến đấu này không chỉ được xếp vào hàng ngũ thế hệ thứ năm, vì độ cao bay hơn 25 km và tốc độ Mach 4,3 (4.500 km/h), mà nó còn được gọi là máy bay chiến đấu vũ trụ.

Máy bay chiến đấu đánh chặn tiền nhiệm MiG-31 vẫn đang hoạt động, được NATO đặt tên là “Foxhound” – “loài chó săn cáo”, rõ ràng là nếu tính đến các đặc điểm về tốc độ, thì MiG-41 trong tương lai có thể được coi là “loài chó săn vệ tinh”.

Rất ít người biết chiếc máy bay chiến đấu này trông như thế nào, cho dù vào tháng 6 năm 2019, giám đốc Tổng công ty “MiG”, Ilya Tarasenko, có nói rằng hình hài của chiếc máy bay này sẽ được hình thành vào cuối năm nay.

Người ta chỉ có thể cho rằng một số điểm tương đồng bên ngoài so với MiG-31 sẽ vẫn được giữ ngyên, nhưng không thể coi đây chỉ là việc hiện đại hóa phiên bản tiền nhiệm, mà là tạo ra một loại máy bay mới về cơ bản và trong số những thứ khác, có thêm phẩm chất tàng hình.

 

Theo những gì được biết, dự án máy bay chiến đấu đánh chặn tầm xa PAK DP, được phát triển trên cơ sở MiG-31, đang được triển khai tại Phòng thiết kế mang tên Mikoyan cùng với Phòng thiết kế của nhà máy sản xuất máy bay “Sokol” ở Nizhny Novgorod.

Quá trình phát triển được bắt đầu từ năm 2013 - đầu tiên là do Tổng tư lệnh Lực lượng Không quân Vũ trụ đệ trình, và sau đó là theo lệnh của Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga.

Loại máy bay này được lên kế hoạch phát triển như một phần của chương trình vũ khí trang bị cho đến năm 2025 và để thay thế cho MiG-31, hiện đang được biên chế cho Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga gồm 120 chiếc (đã hiện đại hóa 75 chiếc, số còn lại sẽ được nâng cấp trong 2-3 năm tới).

Với tất cả những ưu điểm của máy bay MiG-31, tuổi thọ của những chiếc máy này sẽ kết thúc vào năm 2028 và việc thay thế là cần thiết.

Chuyên gia hàng không Valentin Dudin cho biết: - Một loại máy bay đánh chặn tầm xa mới đã được phát triển tại nhà máy của Công ty “MiG” từ đầu những năm 1990 với mã hiệu "Dự án 701".

 

Dự án mới này không giống với các máy bay chiến đấu MiG trước đây và xét về đặc điểm, nó được cho là loại máy bay tác chiến phòng không mạnh nhất với tốc độ ước tính lên tới 7.000 km.

Nhưng khi đó không có đủ tiền, và thái độ đối với ngành công nghiệp quốc phòng lúc đó là hơi thiếu trách nhiệm. Nhưng loại máy bay đánh chặn mới được lên kế hoạch hiện tại có thể sẽ được phát triển trên cơ sở MiG-31, điều này khá hợp lý.

Nó vừa nhanh hơn vừa tiết kiệm hơn. Và khả năng của MiG-41 trong tương lai sẽ có tầm cỡ vượt trội so với các mẫu trước đó. Nó thậm chí sẽ có thể đánh chặn các máy bay không người lái tấn công siêu thanh do Mỹ phát triển, mà về mặt lý thuyết, hiện nay chỉ có hệ thống phòng không S-500 mới có thể kiểm soát được.

Trong lịch sử máy bay đánh chặn hiện đại của Nga, người ta không thể không nhớ đến tiêm kích MiG-25 (theo mã hiệu của NATO là Foxbat, “Cáo bay”), là "cha đẻ" của MiG-31 hiện tại và theo đó, sẽ trở thành "ông tổ" của MiG-41.

"Ông tổ" MiG-25 lần đầu tiên đã khẳng định mình trong điều kiện chiến đấu ở Ai Cập trong cuộc chiến tranh Israel-Ả Rập (1971−1973). Sự xuất hiện của chúng trên bầu trời Israel đã làm tê liệt không quân của Tel Aviv.

 

Thứ nhất, là bởi tốc độ bất thường của chúng trong thời điểm đó, và thứ hai là do sự phát huy của trạm tác chiến điện tử tối mật "Smalta" đã khiến cho máy bay chiến đấu trở nên tàng hình trước các trạm radar của Mỹ đang phục vụ cho Israel.

Có hẳn một giai thoại về khả năng tốc độ của MiG-25. Chuyện kể rằng, một phi công Xô viết trẻ tuổi chợt phát hiện trên màn hình radar một tên lửa được phóng sau anh ta nên đã nhấn "hết ga" vì sợ hãi.

Chiếc máy bay chiến đấu đạt tốc độ cao đến mức thoát khỏi tên lửa, nhưng người phi công đã bất tỉnh do tải trọng tăng quá cao. Người phi công chỉ tỉnh lại khi bay đến mãi bán đảo Crimea và anh ta hạ cánh xuống sân bay quân sự "Belbek".

Vỏ bọc bên ngoài của thân máy bay bị tan chảy vì tốc độ cao, nhưng chất lượng bay không vì thế mà mất đi.

Trong giai đoạn đó, người ta biết chắc chắn rằng các máy bay chiến đấu F-4 “Phantom” của Không quân Israel đã 4 lần cất cánh để đánh chặn “Cáo bay” và thực hiện các vụ phóng tên lửa vào chúng, nhưng không lần nào trúng mục tiêu.

 

Tốc độ tối đa của MiG-25 được công bố là 2,83 Mach. Được biết, phi công – nhà du hành vũ trụ Svetlana Savitskaya khi bay trên chiến đấu cơ này đã đạt tốc độ 2,7 nghìn km/h.

Tốc độ được giới hạn bởi các quy tắc an toàn cho tất cả các loại MiG-25 là M2.8, tức là 3.000 km/h. Nếu không có vũ khí mang theo bên ngoài, “ăn bớt” mất gần 15% tốc độ, thì theo các chuyên gia hàng không, máy bay có khả năng đạt 3.500 km/h.

MiG-31 xét về đặc tính tốc độ có thể không vượt qua đáng kể so với MiG-25, nhưng tiêm kích này cho đến nay đã vượt thời gian về hiệu suất mà nó vẫn chưa có ai sánh bằng. Và trong vòng 10-15 năm tới, khó có quốc gia nào trên thế giới có thể đạt được điều này.

Mục đích của MiG-31 là phát hiện và tiêu diệt tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, nhiều loại máy bay khác nhau, từ máy bay không người lái bay thấp đến vệ tinh có quỹ đạo bay thấp.

Nó có khả năng tiêu diệt các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ là F-22 và F-35. Tiêm kích đánh chặn bắn hạ các mục tiêu trên không với tốc độ lên tới Mach 5, có thể phát hiện ở khoảng cách lên tới 280 km - nhờ một ăng-ten lưới định pha gắn trong một bộ hoàn chỉnh mà không có trên bất kỳ máy bay nào khác trên thế giới.

 

Tên lửa đánh chặn có tải trọng chiến đấu từ 5 đến 9 tấn, kho vũ khí của nó bao gồm nhiều loại đạn khác nhau, kể cả tên lửa tầm xa, có thể tấn công độc lập mà không cần chỉ định mục tiêu bên ngoài.

Mặc dù có những đặc điểm nổi bật như vậy và có nhiều sửa đổi khác nhau, song các chuyên gia giới hạn tuổi thọ hoạt động của nó chỉ đến năm 2025-2028. Lúc này, tiêm kích đánh chặn thế hệ mới MiG-41 sẽ xuất hiện trong Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga.

MiG-41 mới của Nga sẽ như thế nào? Ấn bản The National Interest của Mỹ đã xếp PAK DP của Nga là thế hệ máy bay chiến đấu thứ sáu, cho biết tốc độ của nó là Mach 4 - 4,3 và lưu ý đến khả năng hoạt động trong không gian vũ trụ gần.

Ấn phẩm cũng nói rằng máy bay này có các công nghệ tàng hình giúp nó có thể tàng hình, cũng như sẽ được trang bị tên lửa “không đối không” tầm xa.

Đồng thời, các chuyên gia cũng lưu ý rằng việc chế tạo một máy bay chiến đấu mới theo phương án không người lái sẽ gặp khó khăn do thiếu các công nghệ thích hợp trong lĩnh vực này.

 

Về nguyên tắc, người Mỹ đã chỉ ra mọi thứ một cách chính xác, tuy nhiên, ở ngay chính nước Nga, MiG-41 đầy hứa hẹn vẫn được xếp vào thế hệ máy bay chiến đấu thứ năm (có lẽ chính là vì thiếu phiên bản không người lái).

Phần còn lại là nhất quán: Tốc độ 4.500 km/h, tầm bay 700 -1.500 km, độ cao bay trên 25 km, tên lửa R-37 và R-37M đang được phát triển, sẽ siêu thanh với tầm bắn mục tiêu lên đến 300 km. Nhiệm vụ của dòng máy bay này - là máy bay chiến đấu đánh chặn tầm xa - sẽ vẫn được giữ nguyên.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm