Su-35S bắn hạ MiG-29 Ukraine bằng tên lửa R-37M ở cự ly kỷ lục 213 km
Tiêm kích F-16 trên đường đến Ukraine, hi vọng và thách thức đan xen / Nga "giải mã" chiến thuật của Ukraine sau tuyên bố về đàm phán hòa bình
Trong quá trình làm nhiệm vụ trên lãnh thổ Ukraine, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga (VKS) đã thực hiện một loạt nhiệm vụ chiến đấu. Một trong số đó là việc tiêu diệt máy bay đối phương.
Vào ngày 28 tháng 7, báo chí đã biết về việc máy bay chiến đấu đa năng Su-35S của VKS lần đầu tiên đã bắn trúng tiêm kích MiG-29 thuộc biên chế Không quân Ukraine bằng tên lửa không đối không tầm xa R-37M.
Tên lửa đã bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách kỷ lục 213 km. Điều này được làm rõ bởi tại thời điểm sau đó, tín hiệu trên radar biến mất và chiếc MiG-29 nói trên không quay trở lại sân bay mà nó đã cất cánh.
Cần lưu ý rằng bán kính tác chiến tối đa của tên lửa dẫn đường R-37M là 300 km. Ngày nay nó là một trong những loại vũ khí hàng không có tầm bắn xa nhất trên thế giới.
Giới chuyên gia lưu ý thêm rằng trước Su-35S, tiêm kích đánh chặn tầm xa MiG-31BM của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã sử dụng tên lửa không đối không R-37 trong quá trình tác chiến.
Bên cạnh đó, phiên bản sửa đổi của tên lửa R-37M sẽ được tích hợp vào tổ hợp vũ khí của tiêm kích thế hệ thứ năm Su-57, khiến chiến đấu cơ tàng hình này trở nên đáng sợ vượt trội.
Không chỉ có vậy, ngoài Su-35S và MiG-31BM thì tiêm kích Su-30SM2 cũng có thể được sử dụng vũ khí này khi đồng nhất hóa radar. Vào năm 2023, các phi công Ukraine đã phàn nàn rất nhiều về tên lửa R-37M của Nga.
Đối thủ của tên lửa R-37M sẽ xuất hiện trong tương lai gần, khi Không quân Mỹ gần đây đã nghiên cứu thành công tên lửa không đối không có tầm bắn xa nhất từng được trang bị cho họ.
Đây là biến thể của loại đạn AIM-174B (Tên lửa đánh chặn trên không) sửa đổi từ tên lửa phòng không SM-6, tầm bắn của nó có thể đạt tới 230 dặm (370 km).
End of content
Không có tin nào tiếp theo