Quốc tế

Su-57 không lo bị 'lột vỏ' khi bay vượt tường âm thanh

Tập đoàn công nghệ quốc doanh Rostec vừa thử nghiệm thành công loại sơn công nghệ cao có thể giúp tàng hình tốt khi bay ở bất kỳ tốc độ nào.

Năm 2022, tiêm kích Su-57 có hệ thống điều khiển như Gripen / Tiêm kích tàng hình Su-57 méo mó, vô dụng trong mắt phương Tây: Sự "im lặng vàng" của Nga

Theo nhà sản xuất, loại sơn phủ mới sử dụng nguyên lý hấp thụ sóng vô tuyến và hạn chế tối đa sóng phản hồi để giúp mục tiêu được bảo vệ khó bị phát hiện bởi các thiết bị trinh sát radar-vô tuyến của đối phương.

Hiện nay, Cục thiết kế Vật liệu vô tuyến đặc biệt thuộc Rostec đã thử thành công và đang sản xuất thế hệ sơn phủ mới dựa trên cấu trúc nano nguyên tử sắt được sắp xếp đặc biệt có khả năng hấp thụ sóng radar chiếu tới thành nhiệt năng.

Su-57 khong lo bi lot vo khi bay vuot tuong am thanh
Tiêm kích Su-57 và F-35.

Nguyên mẫu của loại sơn mới đã được thử nghiệm và đạt kết quả tốt, đặc biệt là trong môi trường băng tuyết. Nhiệt độ lạnh khiến lớp sơn phủ tối ưu hóa được khả năng chuyển đổi tín hiệu sóng thành nhiệt.

Qua những lần thử nghiệm với lớp sơn phủ mới, tín hiệu phản xạ của các phương tiện chiến đấu và phạm vi bị phát hiện giảm 3-4 lần so với loại không được sơn phủ. Hệ số hấp thụ của lớp sơn mới đạt tới 99,5%, tương đương việc gần như toàn bộ sóng radar chiếu vào mục tiêu được bảo vệ đều bị hấp thụ và chuyển đổi.

Điều làm nên sự đặc biệt của loại sơn phủ mới của Nga là nó có khả năng bám rất tốt khi vật chủ di chuyển ở tốc độ gấp vài lần tốc độ âm thanh. Như vậy, khi được ứng dụng trên Su-57, việc phát hiện tiêm kích thế hệ 5 của Nga là điều gần như không thể với đối phương.

Và chỉ với tính năng này, Su-57 đã chứng minh được ưu điểm vượt trội so với đối thủ F-35 đến từ Mỹ. Bởi theo những thông tin được chính Không quân Mỹ thừa nhận, mỗi khi F-35 bay vượt tường âm thanh (Mach 1,2), tiêm kích F-35 sẽ bị hỏng lớp vỏ tàng hình.

Thừa nhận sốc này được đưa ra khi dựa vào kết quả thử nghiệm của những F-35 (cả 3 phiên bản) được Không quân Mỹ tiết lộ. Theo đó, khi bay ở tốc độ cận âm và ở tốc độ chớm vượt tường âm thanh, phần thân vỏ của F-35 vẫn hoàn toàn bình thường.

 

Nhưng ngay khi vượt tường âm thanh, lớp phủ tàng hình của chiếc tiêm kích này bắt đầu bị đốt cháy và khiến F-35 hiện rõ trên màn hình của những hệ thống radar không được thiết kế để bắt mục tiêu tàng hình.

Căn cứ vào thực tế này, giới chuyên gia cho rằng, đây chính là nguyên nhân khiến rất hiếm khi F-35 bay vượt tốc độ Mach 1,2 hoặc mỗi khi quyết định bay vượt ngưỡng này, Không quân Mỹ lại phải đổ tiền phủ lại toàn bộ lớp vỏ tàng hình đắt đỏ.

Sở dĩ xảy ra tình trạng này là bởi vì công nghệ tàng hình bị đẩy lên tới mức gần cao nhất về giới hạn khả năng của mình. Tình huống trên diễn ra do việc mài mòn lớp phủ đặc biệt có tác dụng hấp thụ tín hiệu radar.

Lớp phủ tàng hình này rất dễ bị hao mòn, nó chỉ "sống" được trong vòng một chuyến bay, sau đó chiếc máy bay cần phải vào xưởng kỹ thuật để phun lại. Đây là một tình huống khiến các phi công Mỹ lo lắng.

Thử nghiệm đã cho thấy, nếu không có lớp sơn này, chiếc máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Mỹ hiện rõ mồn một trên màn hình quan sát của các hệ thống phòng không, giống như chiếc phi cơ khổng lồ.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm