Quốc tế

Su-57 Nga vừa hoàn thành cuộc thử nghiệm lần 2 với động cơ "siêu khủng" Sản phẩm 30

Su-57 Nga vừa hoàn thành cuộc thử nghiệm lần 2 với động cơ "siêu khủng" Sản phẩm 30, tuy nhiên đến bao giờ Su-57 mới được trang bị động cơ này vẫn còn là một ẩn số.

Tổng thống Putin kêu gọi người dân Nga đoàn kết đẩy lùi Covid-19 / Nga 'hốt' bạc tỷ nhờ xuất khẩu vũ khí cho đồng minh của Mỹ

Tập đoàn sản xuất máy bay thống nhất (United Aircraft Building Corporation) của Nga ngày 17/3 công bố hình ảnh của nguyên mẫu máy bay chiến đấu Su-57 mang số hiệu 052 đang trong quá trình bay thử nghiệm. Đây là cuộc thử nghiệm giai đoạn 2 của máy bay chiến đấu Su-57 khi được trang bị động cơ vector mới “Sản phẩm 30” (Izdeliye 30).
Tập đoàn sản xuất máy bay thống nhất (United Aircraft Building Corporation) của Nga ngày 17/3 công bố hình ảnh của nguyên mẫu máy bay chiến đấu Su-57 mang số hiệu 052 đang trong quá trình bay thử nghiệm. Đây là cuộc thử nghiệm giai đoạn 2 của máy bay chiến đấu Su-57 khi được trang bị động cơ vector mới “Sản phẩm 30” (Izdeliye 30).
Hình ảnh cho thấy, động cơ bên trái của máy bay 052 này là “Sản phẩm 30” mới. So với động cơ AL-41F1-117S bên phải, động cơ “Sản phẩm 30” có ống phun răng cưa, đây là sự khác biệt đáng kể nhất của động cơ này.

Nguyên mẫu Su-57 được trang bị động cơ “Sản phẩm 30” đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào cuối năm 2017 và kể từ đó nguyên mẫu này phụ trách luôn việc bay thử nghiệm với động cơ mới. Theo phía Nga, “Sản phẩm 30”là một động cơ mới được phát triển đặc biệt cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, hiệu suất của động cơ này được cải thiện đáng kể so với AL-41F hiện có.

Động cơ “Sản phẩm 30” được phát triển bởi công ty chế tạo động cơ UEC NPO Saturn trong nhiều năm qua. Phương tiện truyền thông Nga trước đây đã báo cáo rằng, động cơ này có lực đẩy tối đa 17,2 tấn, và tiết kiệm 30% nhiên liệu so với động cơ AL-41F1. Tuy nhiên, có một số tài liệu cho rằng, Sản phẩm 30 có lực đẩy tối đa là 19 tấn, mạnh hơn 4 tấn so với AL-41F1. So với động cơ sử dụng trên F-22 của Mỹ rõ ràng những chỉ số của “Sản phẩm 30” hơn hẳn.

Động cơ F-119 PW-100 trên F-22 có lực đẩy tối đa khi chưa tăng lực là 10,5 tấn và sau tăng lực là 15,9, chỉ tương đương với động cơ AL-4F-1S - phiên bản cải tiến sâu của động cơ AL-3F và hiện được trang bị chủ yếu trên dòng máy bay Su của Nga. Chính vì vậy các dòng máy bay Su-35 và Su-35S được đánh giá không thua kém gì các tiêm kích thế hệ thứ 5 của Mỹ.

Với “Sản phẩm 30”, máy bay chiến đấu Su-57 sẽ có thể đạt được tốc độ hành trình siêu thanh Mach 1.5. “Sản phẩm 30” là động cơ thế hệ thứ năm theo đúng nghĩa của Nga. Một loạt các công nghệ tiên tiến đã được sử dụng trong quá trình phát triển. Đáng kể nhất là kỹ thuật máy nén cao áp áp dụng sơ đồ thiết kế và kết cấu khí động học mới. Hiệu suất của nó tăng trung bình 4%, số lượng bộ phận giảm 50% và tỷ lệ lực đẩy đạt 6,7.

Lưỡi turbine áp suất cao sử dụng vật liệu superalloy dựa trên niken và cấu trúc làm mát tiên tiến đã cho nhiệt độ vận hành đạt trên 1.950 độ C. Phần điều chỉnh của vòi vector lực đẩy đa hướng áp dụng cấu trúc răng cưa để cải thiện hiệu suất tàng hình. Đồng thời, để giảm trọng lượng và cải thiện tuổi thọ, một số bộ phận lạnh và nóng của động cơ cũng sử dụng vật liệu composite.

Cấu trúc cơ bản của “Sản phẩm 30” là cánh quạt 3 tầng, máy nén cao áp 5 tầng, buồng đốt toàn vòng, turbine áp suất cao một tầng và turbine áp suất thấp, vòi đốt sau, vòi phun vector đa hướng và hệ thống điều khiển điện tử toàn năng, tích hợp hệ thống chẩn đoán lỗi tiên tiến.

Dự kiến nếu mọi việc tiến triển thuận lợi thì tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 của Nga sẽ chính thức trang bị động cơ này từ lô sản xuất hàng loạt thứ hai, tức là từ chiếc thứ 17 trở đi, mốc thời gian bắt đầu từ năm 2021. Còn trong năm 2020 dự kiến chỉ hoàn thành các thử nghiệm của bộ đốt sau, đây chỉ là một trong những chi tiết tạo nên động cơ.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia Nga đã bày tỏ nghi ngờ đối với các mốc thời gian trên, khi mà đầu tháng 12/2019, Nga bất ngờ thông báo, mặc dù tiêm kích Su-57 đã bước vào sản xuất hàng loạt, nhưng thực tế quá trình chế tạo “Sản phẩm 30” vẫn bị đình trệ nghiêm trọng. Cũng trong tháng này, một máy bay chiến đấu Su-57 của Nga ban đầu dự kiến sẽ được giao cho quân đội 3 ngày sau đó bị mất kiểm soát và bị rơi trong quá trình thử nghiệm. Đây là máy bay chiến đấu Su-57 đầu tiên bị rơi. Vụ tai nạn cũng là một “đòn giáng mạnh” vào sự phát triển của dự án máy bay chiến đấu Su-57.
Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm