Quốc tế

Quân đội Mỹ thua Nga và Trung Quốc trong những trường hợp nào?

Quân đội Mỹ liên tục thất thế trong các cuộc chiến giả lập, một nhà phân tích nói với phóng viên Sydney Freedberg của tờ Breaking Defense.

Mỹ nhất trí gói cứu trợ 2.000 tỷ USD vì đại dịch Covid-19 / Mỹ không dỡ bỏ cấm vận kể cả khi Nga trợ giúp phòng chống dịch COVID-19

Quân đội Mỹ ưa dùng các loại thiết bị, cơ sở quân sự quy mô lớn và đây vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu
Quân đội Mỹ ưa dùng các loại thiết bị, cơ sở quân sự quy mô lớn và đây vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu

Nhà phân tích này nói Mỹ sẽ phải chi 24 tỷ đô la mỗi năm để khắc phục những điểm yếu này. "Trong các trận chiến giả lập, khi chúng tôi chiến đấu với Nga và Trung Quốc, chúng ta luôn bị ‘đá đít’”, David Ochmanek, nhà phân tích của tổ chức nghiên cứu RAND ở California nói tại một cuộc thảo luận Trung tâm An ninh mới ở Washington DC, Mỹ.

"Hóa ra các siêu vũ khí của Mỹ có quá nhiều gót chân Achilles," Freedberg châm biếm.

Theo Ochmanek, các căn cứ của Mỹ dễ bị tấn công bởi các tên lửa tầm xa. Các tàu chiến lớn trên biển cũng vậy. "Những thứ dựa vào cơ sở hạ tầng cơ sở phức tạp như đường băng và việc tiếp liệu sẽ gặp khó," Ochmanek nói. "Những thứ đi trên mặt biển cũng sẽ đối đầu với nguy cơ."


Robert Work, cựu trợ lý bộ trưởng quốc phòng, người cũng thuộc ban điều hành của Trung tâm An ninh mới nói, sự phụ thuộc quá mức của quân đội Mỹ vào các căn cứ quy mô lớn, dễ bị tổn thương làm giảm hiệu quả của các loại vũ khí công nghệ cao, máy bay tàng hình cất cánh từ các căn cứ và tàu chiến…

"Trong mọi trường hợp tôi biết, tiêm kích F-35 thống trị khi nó trên bầu trời, nhưng nó bị tiêu diệt trên mặt đất với số lượng lớn", ông Work nói, theo tường thuật của phóng viên Freedberg.
Sự tổn thương ngày càng tăng của các lực lượng Mỹ trước các cuộc tấn công tên lửa giúp giải thích lý do tại sao Hải quân Mỹ đã đề xuất ngừng hoạt động một tàu sân bay sớm hơn nhiều thập kỷ so với kế hoạch trước đó, Freedberg giải thích.
Tất nhiên, có thể đề xuất của hải quân Mỹ về trường hợp tàu sân bay USS Harry S. Truman là một mưu đồ để lấy thêm tiền từ quốc hội.

Tuy nhiên, các nhà hoạch định quân sự không sai khi xem xét lại các phương pháp dự đoán sức mạnh truyền thống của Mỹ. Ochmanek ước tính sẽ tốn 24 tỷ đô la/năm trong 5 năm để khắc phục các điểm yếu của quân đội Mỹ nếu họ muốn chiếm ưu thế trong một cuộc chiến công nghệ cao với Nga hay Trung Quốc.

"Vậy 24 tỷ đô la đó dùng chi vào việc gì?" Freedberg đặc câu hỏi.

Đầu tiên là tên lửa. Rất và rất nhiều tên lửa. Mỹ và các đồng minh nổi tiếng là hay đánh giá thấp số lượng vũ khí thông minh mà họ sẽ cần cho một cuộc chiến trước kẻ thù yếu như Serbia hoặc Libya. Chống lại một Nga hoặc Trung Quốc, ngang ngửa không chỉ công nghệ mà cả về khối lượng vũ khí, quân Mỹ sẽ hết đạn dược nhanh chóng.

Cụ thể, họ muốn rất nhiều tên lửa tấn công tầm xa. Họ cũng muốn có nhiều tên lửa phòng thủ để bắn hạ tên lửa, máy bay và máy bay không người lái của kẻ thù. Về lâu dài, vũ khí laser, súng từ trường và vũ khí vi sóng công suất cao có thể bắn hạ tên lửa mà ít tốn kém hơn nhiều so với vũ khí hiện tại.

"Đánh chìm 350 tàu hải quân và bảo vệ bờ biển Trung Quốc trong 72 giờ đầu tiên của cuộc chiến, hoặc phá hủy 2.400 xe bọc thép của Nga", là hai mục tiêu khả thi, Freedberg nhận định.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm