Quốc tế

Sự lợi hại không ngờ của UAV cảm tử Iran sau khi được Nga cải tiến

Dù giá rẻ, UAV cảm tử của Iran tỏ ra rất lợi hại trong thực chiến. Khi trải qua sự chỉnh sửa, cải tiến của Nga (phiên bản Geran-2), UAV đó càng nguy hiểm hơn nhiều.

Nga tuyên bố UAV cảm tử Lancet có thể chống lại vũ khí laser, chuyên gia nói gì? / Vũ khí Ukraine có thể sử dụng đối phó tuyến phòng thủ Răng rồng lợi hại của Nga

Một tàu chở dầu của Israel đã bị tấn công bằng một UAV tự sát ngoài khơi Oman vào hôm 15/11.

Giới chuyên gia của chính phủ Israel tin rằng UAV nói trên chính là chiếc Shahed-136 của Iran. Họ cũng nghi ngờ Iran đứng đằng sau vụ tấn công.

Báo cáo ban đầu cho thấy UAV đã xuyên thủng một lỗ trên tàu.

su loi hai khong ngo cua uav cam tu iran sau khi duoc nga cai tien hinh anh 1
UAV do Nga sử dụng trên chiến trường Ukraine. Ảnh: AFP.

Nếu đó đúng là UAV Iran thì đây có thể là lần đầu tiên Iran sử dụng một UAV thay thế cho tên lửa hoặc mìn nam châm để tấn công tàu Israel.

UAV Shahed được cho là không có khả năng tấn công các vật thể di động vì nó không có camera, radar hoặc cảm biến gắn trên thân. UAV này, vì vậy, cần phải được lập trình tọa độ trước khi phóng.

Vậy thì làm thế nào để một UAV như vậy có thể tấn công được một tàu mặt nước là một vật thể di động chứ không phải tĩnh?

Iran được cho là đã bán Shahed-136 cho Nga với số lượng hàng ngàn chiếc. Người ta cho rằng số vũ khí đó đang được sử dụng chủ yếu để bắn phá cơ sở hạ tầng của Ukraine.

UAV Shahed-136 làm từ chủ yếu các thiết bị điện tử phương Tây (đa phần là Mỹ), gắn lên 5 bo mạch. UAV sử dụng một động cơ xăng 4 xy-lanh được tuyên bố sản xuất ở Iran nhưng có thể được chế tạo thực tế ở Trung Quốc.

 

Có khả năng trong vụ tấn công tàu chở dầu nói trên, bên tấn công đã sử dụng một phiên bản UAV Shahed cải tiến. Nếu đúng như vậy, thì các cải tiến của Nga đã được tích hợp vào dây chuyền sản xuất UAV của Iran.

Cải tiến tăng tầm bay và thay hệ thống điều hướng

Khi người Nga tiếp nhận Shahed-136 từ Iran, họ đã thay thế hệ thống điều hướng quán tính kém chính xác của UAV này bằng một hệ thống điều hướng vệ tinh GLONASS của Nga. Nga đã đặt lại tên cho UAV này thành Geran-2.

Tàu chở dầu của Iran bị tấn công bởi một UAV bay cách bờ khoảng 240km. Như vậy, ở mức tối thiểu, vị trí của tàu chở dầu này tính từ bờ đã vượt quá tầm bay của UAV Shahed-136 gốc, dao động từ 170-200km.

Các chỉnh sửa, cải tiến của Nga khiến UAV này có thể bay cự ly xa hơn với cùng một loại động cơ ban đầu. Theo tuyên bố của Nga, Geran-2 có tầm bay từ 1.800-2.500km.

 

Đồng thời, các cải tiến của Nga có thể cũng cho phép trắc thủ lập trình cho UAV ngay cả trong quá trình nó đang ở trên không. Nghĩa là, tọa độ có thể được gửi cho Shahed-136 (phiên bản cải tiến) từ một máy bay hoặc UAV gần đó hoặc từ một chốt chỉ huy trên mặt đất.

Nhưng ngay cả khi tính đến điều đó thì UAV Geran vẫn chỉ có thể tấn công các mục tiêu cố định do UAV không thể nhìn thấy mục tiêu và điều chỉnh hành trình bay.

Bí mật AIS, cập nhật tự động vị trí mục tiêu

Một câu hỏi được đặt ra kế tiếp, khi ấy làm thế nào để UAV có thể tấn công một tàu chở dầu đang di chuyển?

Một tàu thủy hiện đại, kể cả loại quân sự lẫn loại thương mại, được trang bị một hệ thống nhận diện tự động (AIS). Hệ thống AIS này phát đi đặc điểm nhận diện của tàu, vị trí, hành trình và tốc độ của tàu. Cứ vài giây, một máy phát đáp AIS sẽ truyền đi các thông tin cập nhật như vậy.

 

Máy phát đáp cung cấp vị trí tàu theo giờ thực và tiến hành tính toán tự động nhằm đảm bảo tránh va chạm giữa các con tàu trên biển.

AIS được thiết kế nhằm ngăn ngừa tai nạn. Trong kịch bản xấu nhất, AIS còn cung cấp thông tin định vị khẩn cấp cho lực lượng cứu nạn cứu hộ. AIS được sử dụng phổ biến trên thế giới ngày nay.

Nếu UAV Geran có khả năng tiếp nhận thông tin về mục tiêu theo giờ thực thì người ta có thể điều chỉnh đường bay của UAV cho phù hợp với một tàu biển đang di chuyển.

Nếu người Nga đã mở rộng được tầm bay của UAV nhập từ Iran thì có khả năng họ cũng đã gắn thêm lên UAV thiết bị nhận tín hiệu gửi đi từ mặt đất hoặc một UAV khác.

Shahed-136 có giá xấp xỉ 20.000 USD. Cải tiến UAV này (gắn thêm GLONASS và bộ nhận dữ liệu AIS) sẽ đẩy chi phí lên thêm vài ngàn USD. Như vậy, một UAV Shahed-136 đã qua chỉnh sửa vẫn sẽ là vũ khí rẻ tiền nếu đem tấn công một tàu chở dầu thường có giá lên tới trên 100 triệu USD nếu còn mới (chưa tính lượng dầu chở trên đó).

 

Khi ấy, Nga có thể sử dụng phiên bản UAV Iran cải tiến để đối phó tàu quân sự đối phương ở Biển Đen.

UAV Shahed-136 rất khó đánh chặn. Chúng có mức nhận diện radar thấp và không phát ra nhiệt đáng kể. Tàu thương mại gần như không chống đỡ nổi loại UAV này. Còn tàu quân sự cũng phải cần đến hệ thống phòng không tương đối và một đội ngũ thủy thủ cảnh giác cao thì mới có thể phòng chống hiệu quả UAV này.

Vì những lẽ trên, UAV cảm tử giá rẻ của Iran thực sự tạo ra một mối quan ngại về an ninh cho Mỹ, NATO, các nước vùng Vịnh cũng như Israel.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm