Sự thực về việc Mỹ không biết chế tạo tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển
Súng trường tấn công bắn đạn không vỏ độc nhất vô nhị trên thế giới / Đánh đấm chưa lâu, Pantsir-S đã bị hất cẳng: Vì sao lạ thế?
Học thuyết tác chiến của Hải quân Mỹ là tác chiến xa bờ, đưa chiến tranh ra xa lãnh thổ, cho nên họ không bao giờ phải lo ngại một cuộc tấn công nhằm vào bờ biển của mình.
Lực lượng tàu mặt nước và tàu ngầm hùng hậu của họ đủ sức đập tan bất cứ biên đội tàu chiến nào của đối phương từ xa, cho nên dĩ nhiên Hải quân Mỹ chẳng cần xây dựng các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển đầy tốn kém.
Tên lửa hành trình chống hạm NSM được triển khai từ xe mang phóng việt dã
Tuy nhiên hiện nay theo xu hướng chung, Quân đội Mỹ đã thay đổi tư duy của mình và quyết định bắt tay chế tạo một tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển thế hệ mới, đây cũng có thể xem như câu trả lời cho việc họ không chế tạo nổi vũ khí trên.
Điều cần lưu ý đó là tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển này không nhằm trang bị cho Hải quân mà đối tượng sử dụng lại là Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ.
Tuy rằng mới nghe qua sẽ thấy thật khó hiểu, thậm chí còn có cảm giác Mỹ đã đặt sai vũ khí vào tay một lực lượng chẳng liên quan gì đến hình thức tác chiến này.
Nhưng sau khi giải thích thì mọi chuyện đã rõ, hệ thống tên lửa bờ này sẽ biên chế cho các đơn vị lục quân hay thủy quân lục chiến viễn chinh được triển khai rất xa căn cứ.
Trong điều kiện Không quân và Hải quân Mỹ không thể chi viện, hoặc chưa đủ mức cần thiết thì Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ cần có phương tiện tại chỗ đủ sức đẩy lui đợt tấn công đổ bộ đường biển của đối phương.
Hệ thống tên lửa phòng thủ này giúp cho lính bộ binh Mỹ tránh bị phụ thuộc quá nhiều vào Không quân hay Hải quân trong khi vẫn đảm bảo năng lực tác chiến vượt trội.
Yêu cầu đặt ra đối với hệ thống tên lửa bờ này là phải nhỏ gọn, có thể không vận dễ dàng bằng máy bay vận tải tới bất cứ nơi nào trên thế giới một cách nhanh chóng.
Ban đầu các quan chức quân sự Mỹ dự định sửa đổi tên lửa đạn đạo MGM-140 thuộc tổ hợp pháo phản lực phóng loạt M142 HIMARS cho nhiệm vụ chống tàu mặt nước.
Nhưng sau khi cân nhắc, họ cho rằng tên lửa MGM-140 quá cồng kềnh, mỗi xe mang phóng chỉ lắp được duy nhất 1 quả, hơn nữa chi phí nghiên cứu sửa đổi lại quá tốn kém và mất nhiều thời gian.
Tên lửa hành trình chống hạm NSM đặt trên khung gầm xe tải việt dã M1074
Bởi vậy mà Tập đoàn Raytheon của Mỹ đã quyết định hợp tác với Kongsberg của Na Uy để chế tạo một hệ thống phòng thủ bờ biển xoay quanh tên lửa tấn công NSM.
Tên lửa NSM có đặc tính tàng hình cao, kích thước nhỏ gọn, tầm bắn xa tới 185 km, được tích hợp những thiết bị dẫn đường tiên tiến nhất và cực kỳ khó đánh chặn.
Dựa trên tên lửa chống hạm NSM phóng từ tàu chiến, phiên bản đất đối hải đặt trên khung gầm xe tải việt dã 5 cầu M1074 của Mỹ đã ra đời, điều này giúp họ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và kinh phí nghiên cứu.
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển này được kỳ vọng sẽ giúp cho Lục quân hay Thủy quân lục chiến Mỹ đủ hỏa lực đẩy lui cả những biên đội tàu chiến của các đối thủ mạnh như Hải quân Nga hay Hải quân Trung Quốc.
Sau khi tích hợp tên lửa chống hạm NSM lên xe tải M1074, dự kiến trong tương lai gần Mỹ cũng sẽ chế tạo một tổ hợp phòng không lục quân trên khung gầm này để hoàn thiện năng lực phòng thủ cho lực lượng viễn chinh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo