Sự thực về việc Mỹ không biết đóng tàu ngầm tấn công diesel-điện
Nga khó lòng xuất khẩu khi đơn giá Su-57 đắt gần gấp đôi F-35? / Chiến hạm 2.000 tấn đầu tiên của Israel có hơn Gepard Việt Nam?
Câu trả lời chắc chắn là không! Nguyên nhân do học thuyết quân sự của Mỹ chú trọng vào các hoạt động viễn dương, họ cần tàu ngầm hạt nhân để có thể hoạt động với cự ly không giới hạn tại các vùng biển xa và thời gian hàng tháng lặn dưới nước chứ không phải là bám bờ biển phục vụ mục đích phòng thủ như tàu ngầm diesel-điện.
Chính vì vậy cho nên việc đóng tàu ngầm thông thường đối với Hải quân Mỹ là điều chẳng cần thiết, nhưng căn cứ vào đó để nhận xét rằng Mỹ không biết đóng tàu ngầm diesel-điện thì rõ ràng là một nhận định quá sai lầm.
Để có được cái nhìn rõ ràng hơn hay quay lại thập niên 1950 - 1960, trong khi Liên Xô vẫn đang loay hoay với các thiết kế thu được từ tay phát xít Đức khiến tàu ngầm thông thường của họ chẳng có gì khác biệt với thời chiến tranh thế giới từ hình dáng bên ngoài cho tới độ ồn thì người Mỹ đã tạo ra một cuộc cách mạng với thế hệ tàu ngầm Barbel.
Tàu ngầm diesel-điện USS Barbel (SS-580) của Hải quân Mỹ
Barbel (thường được gọi bằng biệt danh B-Girls) là lớp tàu ngầm tấn công sử dụng động cơ diesel - điện cuối cùng của Hải quân Mỹ. Đây là lớp tàu ngầm đầu tiên được thiết kế với hình giọt nước tiên tiến, mẫu mực của các tàu ngầm tấn công hiện đại và cũng là người đi tiên phong trong việc bố trí “Trung tâm tấn công” bên trong thân tàu thay vì tháp chỉ huy.
Có tổng cộng 3 tàu ngầm lớp Barbel được đóng trong khoảng thời gian 1956 - 1959, từ tháng 9/1988 - 10/1990, Hải quân Mỹ đã lần lượt cho 3 chiếc nhận sổ hưu để thay thế bằng hạm đội tàu ngầm nguyên tử. Như vậy thời gian hoạt động của chúng thật là đáng nể.
Tàu ngầm lớp Barbel có lượng giãn nước tiêu chuẩn 2.408 tấn, 2.640 tấn khi lặn; chiều dài 66,9 m; rộng 8,8 m; mớn nước 7,1 m khi nổi.
Hệ thống động lực của tàu gồm 3 động cơ diesel với tổng công suất 3.150 mã lực (3.100 kW) và 2 động cơ điện công suất 4.700 mã lực (3.500 kW) cho tốc độ tối đa 14 hải lý/h khi nổi và 20 hải lý/h khi lặn; tầm hoạt động 10.000 hải lý khi chạy ở tốc độ 10 hải lý/h; độ sâu lặn tối đa 220 m; thủy thủ đoàn 69 người trong đó có 8 sĩ quan.
Tàu ngầm thông thường lớp Romeo của Hải quân Liên Xô, dễ nhận thấy hình dáng của nó chẳng khác gì tàu ngầm thời thế chiến thứ hai
Vũ khí cơ bản của tàu ngầm lớp Barbel bao gồm 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, mang theo 22 ngư lôi sẵn sàng phóng. Nó được trang bị cả sonar chủ động BQS-4 lẫn sonar thụ động BQR-2, đi kèm hệ thống điều khiển hỏa lực Mk 101.
Tính năng kỹ chiến thuật của lớp Barbel theo nhận định không thua kém gì so với thế hệ Kilo 877 ra đời sau đó tới vài thập kỷ của Nga. Đặc biệt khi đặt cạnh tàu ngầm Liên Xô cùng thời như Romeo hay Foxtrot thì Barbel vượt quá xa, nhất là về độ yên lặng, do những tàu ngầm Liên Xô có thiết kế lạc hậu, tạo ra sức cản lớn gây độ ồn cao.
Như vậy thông qua tàu ngầm lớp Barbel, có thể nói rằng việc nhận xét ngành công nghiệp đóng tàu Mỹ không biết làm tàu ngầm diesel-điện mà chỉ biết đóng tàu ngầm hạt nhân là một ý kiến khá nực cười, những kinh nghiệm từ chiếc Barbel đã được họ phát triển lên một tầm cao mới mà Seawolf hay Virginia là những minh chứng mẫu mực.
End of content
Không có tin nào tiếp theo