Quốc tế

Sự trỗi dậy của BRICS liệu có xoá bỏ thế đơn cực?

Sự phát triển và mở rộng của BRICS năm nay báo hiệu một kỷ nguyên mới sắp tới, trong đó thế đơn cực có thể sẽ không còn tồn tại.

Italy và Armenia chuyển sang thanh toán bằng đồng rúp / Bức tranh kinh tế thế giới năm 2023

Chú thích ảnh
BRICS đã kết nạp thêm 5 thành viên mới. Ảnh: AP

Ngay đầu năm 2024, BRICS (ban đầu bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã chính thức kết nạp thêmthêm 5 thành viên mới là Ai Cập, Iran, Các Tiểu vương quốc ArabThống nhất (UAE), Saudi Arabia và Ethiopia.

Theo nhận định của Giáosư John Gong,Phó Chủ tịch Nghiên cứu và Chiến lược tại Đại học Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế – Israel, có lý do tại sao cácthành viên mới gia nhậpBRICS và đến nay đã có hơn 20 quốc gia nộp đơn xin gia nhập khối, đó là khát vọng tạo ra một hệ thống thế giới mới.

Nói cách khác, hệ thống thế giới hiện hành là không công bằng, không cân bằng và chắc chắn là không mang tính đại diện. Sự bất công, thiếu cân bằng và thiếu đại diện trong hệ thống hiện tại được bắt nguồn từ hàng trăm năm trước. Bốn trong số năm thành viên BRICS ban đầu là nạn nhân của chủ nghĩa thực dân châu Âu trong suốt 300năm qua, bắt đầu từ thế kỷ 16 và lên đến đỉnh điểm khi Thế chiến thứ hai kết thúc trongthế kỷ 20.

Có thể nói đây làmột trong những giai đoạn đen tối nhất, bất công nhất trong lịch sử loài người, với sự phát triển tràn lan của các đồn điền mía đường, các đồn điền cà phê và buôn bán nô lệ dưới bàn tay của thực dân châu Âu, ngay cả trong bối cảnh khoa học và công nghệ đang có những tiến bộ vượt bậc, được cho là cũng do phương Tây chỉ đạo và dẫn dắt.

Sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai về cơ bản không làm thay đổi hiện trạng đó, mặc dù những bên chiến thắng có thể đã nỗ lực hướng tới điều này. Ngay cả việc liên minh do Mỹđứng đầu thành lập các thể chế quốc tế, bao gồm Liên hợp quốc, WTO, IMF, Ngân hàng Thế giới và nhiều tổ chức khác, không những không sửa chữa đượcsai lầm lịch sử, mà trái lại tình trạng đó vẫn tiếp tục tồn tại,mặc dù không phải bằng vũ lực và bạo lực trắng trợn hơn.

 

Cái gọi là trật tự quốc tế dựa trên luật lệ đã thất bạivà nó đặt ra một câu hỏi cơ bản: chúng ta đang nói đến những quy tắc, trật tự của ai ở đây? Chúng ta có Liên hợp quốc và hiến chương của tổ chức này. Nhưng hãy đếm xem đã bao nhiêu lần Mỹdàn dựng những thay đổi chế độ ở nước ngoài mà không có sự chấp thuận của Liên hợp quốc. Chúng ta có WTO. Nhưng hãy đếm xem bao nhiêu lần các quyết định của Ban hội thẩm (Hội đồng trọng tài) giải quyết tranh chấp của WTO bị Mỹbác bỏ và phớt lờ thẳng thừng, và đến mức việc bổ nhiệm các thành viên kế nhiệm của ban hội thẩm đó có thểbị ngăn chặn.

Bên cạnh đó,chúng tacó Ngân hàng Thế giới. Nhưng hãy đếm xem Ngân hàng Thế giới đã giúp xây dựng bao nhiêu cảng, cầu, đường sắt và đường cao tốc thực sự liên quan đến cái gọi là xây dựng năng lực mà Ngân hàng này đề ra.

Giáo sư Gong cho rằng nguyên nhân sâu xa dẫn đến những thất bại của hệ thống hiện tại đều liên quan đến thế giới đơn cực, hay thế giới gần như đơn cực sau Chiến tranh Lạnh. Đơn cực tạo ra quyền bá chủ, và quyền bá chủ không mang đến hòa bình hay thịnh vượng.

Chú thích ảnh
BRICS cần phát triển trong lĩnh vực kinh tế và công nghệ để bắt kịp phương Tây. Ảnh: THX

Vì vậy, sự trỗi dậy của BRICS và sự mở rộng BRICSnăm nay báo hiệu một kỷ nguyên mới sắp tới, trong đó thế đơn cực sẽ không còn tồn tại. Nỗ lực của BRICS mở rộng sẽ nhằm tái cơ cấu kiến ​​trúc chính trị, kinh tế và tài chính toàn cầu dựa trên các trụ cột của chủ nghĩa đa phương và luật pháp quốc tế. BRICS mở rộng và Nam toàn cầu nói chung không tìm cách cải tổ toàn diện hệ thống hiện tại, cũng không theo đuổi cách tiếp cận mang tính đối đầu hoặc mang tính cách mạng chống lại phương Tây để đạt được mục tiêu của mình.

Họ vẫncông nhận và tôn trọng nhiều quy tắc và luật pháp quốc tế được phát triển trong bảy thập kỷ qua. Họ muốnmột khuôn khổ đa phương để làm việc và hợp tác với phương Tây nhằm sửa đổi dần dần những khuyết điểm của hệ thống hiện tại, nhằm theo đuổi một hệ thống mới trong đó có đa cực, có kiểm tra và cân bằng, và hy vọng có được trạng thái cân bằng hòa bình.

 

Theo nghĩa đó, các nhà lãnh đạo phương Tây không nên nhìn nhận sự trỗi dậy của BRICS qua lăng kính địa chính trị đối kháng mà như một đối tác bình đẳngvà tôn trọng. Thế giới đã thay đổi. Nam toàn cầu sẽ không còn chấp nhận những lời rao giảng khoa trương, trịch thượng của phương Tây. Ngày nay, BRICS mở rộng đã đại diện cho gần 50% dân số thế giới và 36% GDP toàn cầu. Đã đến lúc phải suy ngẫm về tình trạng thực sự của thế giới chúng ta đang sống và hành động phù hợp.

Dưới đây là một số cách cụ thể mà BRICS đang phát triển, chủ yếu từ góc độ kinh tế, như một phần để đạt được mục tiêu là xây dựng một trật tự toàn cầu mới.

Đầu tiên, phát triển kinh tế là nền tảng. Ngoài việc biến BRICS thành một nền tảng chính trị để ủng hộ lợi ích của Nam toàncầu trong việc đối phó với phương Tây, Ngân hàng Phát triểncủa BRICScần tiếp tục thực hiện các khoản vay dự án, đặc biệt là trong các dự án cơ sở hạ tầng, với tốc độ tăng lên không ngừng theo chính sách vàtiêu chuẩn cho vay riêng của riêng mình.

Thứ hai, tìm cách tạo thuận lợi cho các dòng chảy thương mại và đầu tư trong khối và với Nam bán cầu nói chung. Thương mại toàn cầu hiện nay đang trải qua quá trình tái định hướng cơ cấu do xung đột ở Ukraine, sự cạnh tranh cường quốc giữaMỹ với Trung Quốc và các lý do khác. Thương mại Trung-Nga là một ví dụ điển hình; tính đến thời điểm cuối năm 2023đã tăng 70% so với cùng kỳ năm trước đó. Loại hình thương mại và đầu tư nội khối này đã củng cố nền tảng kinh tế của BRICS, từ đó chuyển thành nền tảng chính trị.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng , hệ thống tài chính thế giới đang rất cần một số cải cách. Chúng ta đã thấy đủ các quốc gia, công ty và cá nhân phải chịu các biện pháp trừng phạt trong hệ thống tài chính toàn cầu. Phải có một số bước phát triển ban đầu trong BRICS để phá vỡ quyền lực đó, về thương mại tiền tệ, chuyển tiền, cơ chế thanh toán, v.v.

 

Nói tóm lại, sự thống trị của phương Tây trong nền chính trị thế giới trong vài trăm năm qua về cơ bản dựa trên sự thống trị về kinh tế và công nghệ. Để BRICS sắp tới thực sự trở thành một lực lượng đáng tin cậy trong nền chính trị thế giới, tổ chức này cũng cần phải đẩy mạnh các lĩnh vực đó.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm