Lữ đoàn quỷ - nhóm tác chiến chung giữa Mỹ và Canada trong Thế chiến II
Căng thẳng ở Biển Đỏ tiếp tục 'thổi bùng' giá dầu / Xe tăng M1A1 Abrams Mỹ sẽ không có cơ hội đối đầu với T-90M Proryv Nga?
SFF đã chia sẻ những điểm tương tự với các đội Jedburgh (đặc nhiệm) cùng thời, và trường tồn với di sản của họ, đóng góp vào sự tiến hóa của các lực lượng đặc nhiệm tham gia vào Thế chiến II. Phương châm của SSF là một cụm từ tiếng Đức có nghĩa là “Das dicke Ende kommt noch!”, được dịch nghĩa thành “Ác mộng còn chưa đến!”.
Hoàn cảnh ra đời “Lữ đoàn quỷ”
Khởi nguồn của SSF đến từ một nhà khoa học người Anh tên là Geoffrey Pyke, một nhân vật có cái biệt danh “Băng nhân của Churchil”, biệt danh này là do ông đã khám phá ra “Ppykrete”, một loại vật liệu cấu tạo từ băng và cát có thể nổi trong nước ấm trong khi vẫn duy trì tính toàn vẹn về cấu trúc của nó. Pykrete chưa từng được đưa vào dây chuyền sản xuất công nghiệp, cũng như chưa được xây dựng sân bay trên biển và tàu băng” – thứ vật liệu này đã nổi trong nước tắm trong buổi thuyết trình của ông Louis “Dickie” Mountbatten (Giám đốc trụ sở chính hành quân liên hợp).
Thiên tài của nhà khoa học đã lọt vào “mắt xanh” của Winston Churchill, và một mối quan hệ công việc đã bắt đầu. Đó là những ý tưởng đổi mới chiến trường của Geoffrey Pyke. Cả Churchill lẫn Mountbatten cùng bám vào ý tưởng của Pyke để giải quyết một số vấn đề hóc búa mà phe Trục đã triển khai ở chiến trường Châu Âu, chẳng hạn như làm thế nào để cắt đứt nguồn năng lượng của Đức tại Romania và Na Uy.
Cụ thể hơn thì Dự án Cái Cày sẽ giúp giải quyết khó khăn mà phe Đồng Minh đang đối mặt, đó là sự gian nan khi tiến hành các hoạt động đặc biệt ở những mục tiêu khó nhằn tại các khu vực nhiều băng tuyết. Ông Pyke khởi xướng ra một giải pháp thú vị đó là chế ra một phương tiện chuyên dụng có thể được vận chuyển bằng máy bay và sẵn sàng hạ đo ván những mục tiêu hạng nặng như M29 Weasel (một loại phương tiện dùng để theo dõi trong Thế chiến II).
Chưa hết, ông Pyke còn lên ý tưởng về việc thành lập một đội biệt kích tinh nhuệ có khả năng tiến hành những hoạt động độc đáo ở bất kỳ khi nào trong bất kỳ kiểu khí hậu, địa điểm, địa hình hoặc các điều kiện thời tiết gì. Ông Pyke đã soạn ra 50 trang dự thảo chi tiết về những yêu cầu và nhiệm vụ của dự án, tập trung vào các chiến dịch mùa đông khắc nghiệt ở Romania và Na Uy. Bản ghi nhớ đó đã chuyển trực tiếp tới Churchill. Churchill xác định con đường tốt nhất cho Dự án Cái cày sẽ là người Mỹ và Canada nhằm tạo ra “Lực lượng Bắc Mỹ”, đồng thời ông chuyển dự án này cho Bộ Chiến tranh ở Washington D.C.
Năm 1942, trung tá Robert T. Frederick đang làm sĩ quan tham mưu trong Bộ Chiến tranh Mỹ, còn cấp trên của ông không ai khác chính là Tổng thống Mỹ tương lai, Thiếu tướng Dwight D. Eisenhower. Vai trò của ông Fredrick là sàng lọc và đánh giá những ý tưởng được đề xuất cho những nhiệm vụ vận hành thông qua nhiều kênh khác nhau. Dự án Cái cày quả rất lý tưởng đối với mối quan hệ đối tác giữa phe Đồng Minh với Vương quốc Anh, đáng giá để theo đuổi. Fredrick được giao trực tiếp chỉ đạo toàn bộ chương trình này. Thực ra thì kinh nghiệm quân đội của Fredrick không bao gồm kinh nghiệm trận mạc, cũng như ông còn quá trẻ so với cấp bậc của mình: 35 tuổi. Nhưng dưới bàn tay của Frederick, Lữ đoàn quỷ đã ra đời và tiến thẳng vào Thế chiến II.
Cơ cấu tổ chức, tuyển dụng và huấn luyện gian khổ
Binh sĩ được tuyển dụng cho Dự án Cái Cày hết sức đa dạng các thành phần trong xã hội: thợ săn, tiều phu, kiểm lâm, người thăm dò, nhà thám hiểm… Điểm tựu trung nhất của những người này là có thể lực sung mãn và tinh thần minh mẫn. Thêm nữa, những dạng nghề nghiệp như vậy đã biến họ thành những đặc công lão luyện. Mùa Hè năm 1942, giai đoạn tuyển dụng đã hoàn tất. Khoảng 1.800 binh sĩ từ trên khắp nước Mỹ và Canada đã tham gia vào chặng hành trình dài đến Trại William Henry Harrison tọa lạc ở Helena (tiểu bang Montana, Mỹ) để bắt đầu giai đoạn khổ luyện đào tạo.
Trung tá Robert T. Frederick chờ đón các tân binh và nhanh chóng bắt đầu chu kỳ huấn luyện cam khổ để chuẩn bị triển khai trên chiến trường. Ngoài nhịp độ tăng nhanh và tập trung vào các khóa học về thể chất và tâm trí thì các tân binh buộc phải thành thạo các kỹ năng như chiến đấu tay đôi, đấu dao, phá dỡ, thông thạo vũ khí, chiến tranh đổ bộ, leo núi, leo đá, trượt tuyết chiến đấu cùng tàng hình và do thám.
Các học viên lính biệt kích đã huấn luyện nhảy dù trong suốt mùa Đông, bao gồm việc phải chịu đựng cái lạnh đông cứng trong khi chờ đến lúc nhảy. Ngoài Montana, đơn vị này còn được huấn luyện ở Vịnh Chesapeake và Norfolk (tiểu bang Virginia) cũng như Pháo đài Ethan Allen (Vermont). Cũng chính trong quá trình huấn luyện, đơn vị đã được mang cái tên chính thức.
Theo sự chỉ đạo trực tiếp của Frederick, đơn vị có tên mới là Lực lượng dịch vụ đặc biệt đầu tiên (SSF), cái tên cũng giúp che giấu bản chất độc đáo của đơn vị này. Biệt danh “Lữ đoàn quỷ” sẽ xuất hiện trong thời gian đơn vị chiến đấu. Frederick đã tổ chức SSF theo một cách hết sức khác thường. Dưới cùng có một biệt đội trụ sở chính, 3 Trung đoàn chiến đấu và 1 Tiểu đoàn dịch vụ riêng biệt. Mỗi trung đoàn chiến đấu có khoảng 800 binh sĩ.
Nhiệm vụ của tiểu đoàn dịch vụ bao gồm bảo trì, bảo dưỡng và đảm bảo mọi chi tiết nhỏ nhất đều được che phủ để các học viên trong các trung đoàn chiến đấu chính có thể toàn tâm tập trung vào huấn luyện. Do bởi cách thiết lập này mà lính biệt kích không phải nhúng tay vào những hoạt động cực nhọc như quân sự thông thường, chẳng hạn như những việc tay chân hoặc canh gác. Tuy vậy, nhân sự trong các tiểu đoàn phục vụ vẫn được đào tạo bộ binh mặc dù không cùng mức độ tiến bộ như các binh sĩ chủ lực.
Vai trò của Tiểu đoàn dịch vụ bao gồm: điều khiển dù, y tế, viết tốc ký, anh nuôi (nấu ăn), quân cảnh, thợ điện, thư tín và nhiếp ảnh. Trong trụ sở chính, tài sản quý giá nhất là Biệt đội Không quân, họ đóng vai trò cung cấp máy bay và hỗ trợ xa hơn cho các hoạt động đổ bộ của lính biệt kích. Thêm nữa, Đại đội pháo đã xuất phát từ Tiểu đoàn biệt động quân số 1 và hỗ trợ hỏa lực gián tiếp cho lính biệt kích của Trung đoàn chiến đấu.
Những chiến dịch nổi tiếng của “Lữ đoàn quỷ”
Kế hoạch nhiệm vụ buổi đầu của Lữ đoàn quỷ là bao gồm việc xâm chiếm những mục tiêu của Đức ở Na Uy, mà cụ thể là các nhà máy thủy điện cùng những địa điểm chiến lược khác. Thật không may cho SSF là chỉ huy cấp cao của họ đã loại bỏ nhiệm vụ này trong suốt chu kỳ huấn luyện. Mặc dù các binh sĩ của Lữ đoàn quỷ đã không đến Na Uy nhưng quân đội Mỹ vẫn dùng họ như một thứ tài sản chiến đấu được đào tạo kỹ càng.
Một số chiến dịch mà Lữ đoàn quỷ đã tham gia là Chiến dịch quần đảo Aleutian. Vào tháng 7/1943, SSF đã hành quân đến thành phố San Francisco (tiểu bang California), tại đó họ đã chuẩn bị cho đợt triển khai chiến đấu chính thức đầu tiên của đơn vị mình, nhưng đó không phải là chiến đấu ở nước ngoài mà là xâm lược ngay trong nước Mỹ: quần đảo Aleutian. Nằm nép mình giữa Nga và Alaska trong vùng biển Bering, Aleutian là một quần đảo ít được biết đến trong Thế chiến II.
Đối với lục địa Mỹ thì người ta chỉ nhớ đến Trân Châu Cảng đầu tiên như một sự cố chiến tranh hi hữu. Tuy nhiên, quần đảo Aleutian từng là nơi diễn ra một trận thư hùng giữa 2 đại binh Nhật, Mỹ. Nhiệm vụ của SSF khi đến quần đảo Aleutian là tìm cách xâm chiếm hòn đảo Kiska. Khi đến đây vào tháng 8/1943, SSF phát hiện ra đảo Kiska trống rỗng: quân Nhật đã bỏ chạy trước khi họ đến, và nó cũng vô hiệu hóa kinh nghiệm thực chiến của họ.
Nhưng khi xuất hiện ở Châu Âu thì Lữ đoàn quỷ chiến đấu ra sao? Có thể khẳng định chắc chắn rằng Châu Âu là võ đài chiến tranh đã làm nên tên tuổi và uy tín cho đơn vị này. Trận đấu đầu tiên của Lữ đoàn quỷ đã diễn ra tại Ý. Vào tháng 12/1943, Lữ đoàn quỷ đã sử dụng những kỹ năng thành thạo của họ trong các hoạt động mùa Đông để giúp quân Đồng Minh bảo vệ các vị trí của địch tại các vùng núi Ý vốn được cho rằng bất khả xâm phạm. Chưa hết, Lữ đoàn quỷ đã chiến đấu kiên cường tại các vùng núi ở Monte la Difensa, Monte la Remetanea và Monte Vischiataro.
Tháng 2/1944, những người lính của Lữ đoàn quỷ đã rời các chiến trường núi non để hành quân đến Anzio nhằm hỗ trợ cho chiến dịch Shingle. Trong chiến dịch này, SSF đã cố giữ một sườn núi dọc theo bãi biển đã được thiết lập từ trước đó. Vì tính chất quyết liệt và công kích của các chiến sĩ SFF mà Anzio đã trở thành một nơi có biệt danh “Lữ đoàn quỷ” và “Hắc quỷ”. Cả 2 cái biệt danh này đều được tìm thấy từ một cuốn nhật ký đặt trên tử thi của một người lính Đức, nó mô tả lối tấn công thần tốc và mạnh bạo của binh lính SSF, cũng như bộ đồ cải trang màu đen mà họ đã mặc trong suốt quá trình chiến đấu vào ban đêm.
Vào tháng 12/1944, tại thành phố Villeneuve (Pháp), Lữ đoàn quỷ đến hồi cáo chung. Có vài góc độ khác nhau dẫn đến sự tan rã này. Đầu tiên là việc Trung tá Frederick nhận lệnh đảm nhiệm vai trò chỉ huy trưởng của Sư đoàn bộ binh 45. Thứ hai, sau khi Frederick rời đi, SSF đã gặp trục trặc về việc tuyển dụng tân binh, bởi những người lính từng phục vụ trong Lữ đoàn quỷ chả thể tìm thấy ở nơi đâu được cả. Cuối cùng, những người lính trong Lữ đoàn quỷ được tách ra thành nhiều đơn vị khác nhau và thế là kết thúc một quãng thời gian chiến đấu vẻ vang của SSF.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?