Trung Quốc vượt Nga trở thành đối tác thương mại hàng đầu ở Trung Á
Xe tăng M1A1 Abrams Mỹ sẽ không có cơ hội đối đầu với T-90M Proryv Nga? / Nga sẵn sàng tái sản xuất tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn thời Liên Xô?
Mạng tin Eurasia.net dẫn số liệu thống kê chính thức mới được công bố cho thấy, Trung Quốc đã vượt qua Nga để trở thành đối tác thương mại chính của cả 5 quốc gia Trung Á. Kazakhstan là quốc gia Trung Á gần đây nhất chứng kiến Bắc Kinh vượt qua Moskva về kim ngạch thương mại hàng năm.
Theo số liệu thống kê do Cục Thống kê Quốc gia Kazakhstan tổng hợp, trong 9 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc chiếm 21,3% (trị giá 21,7 tỷ USD) trong tổng ngoại thương của Kazakhstan, trong khi thị phần kim ngạch thương mại của Nga là 18,6% (18,9 tỷ USD). Nguyên liệu thô và tài nguyên thiên nhiên chiếm phần lớn hàng xuất khẩu của Kazakhstan sang Trung Quốc, trong khi xuất khẩu của Bắc Kinh chủ yếu bao gồm hàng hóa thành phẩm, đồ gia dụng, quần áo và ô tô.
Trong khi đó, số liệu của Trung Quốc về thương mại song phương có sự khác biệt so với Kazakhstan. Theo quan chức ngoại giao của Trung Quốc tại Kazakhstan, Zhang Xiao, kim ngạch thương mại song phương trong 10 tháng đầu năm 2023 lên tới 32,7 tỷ USD, đánh dấu sự gia tăng giá trị lên tới 28,5% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng theo số liệu của Bắc Kinh, thương mại quá cảnh của Trung Quốc với Kazakhstan đã tăng gấp đôi trong năm qua và hiện ở mức 1,5 triệu tấn. Các quan chức Trung Quốc cho biết họ đặt mục tiêu đạt 7,5 triệu tấn hàng hóa quá cảnh qua Kazakhstan vào năm 2029.
Cùng với đó, cơ quan Thống kê Nhà nước Uzbekistan báo cáo rằng Trung Quốc cũng chiếm 21,3% thị phần kim ngạch thương mại (trị giá 12,23 tỷ USD) với quốc gia Trung Á này trong 11 tháng đầu năm 2023. Xuất khẩu của Uzbekistan sang Trung Quốc đạt tổng cộng 2,27 tỷ USD và nhập khẩu 9,96 tỷ USD. Nga là đối tác kim ngạch thương mại lớn thứ hai của Uzbekistan với thị phần 15,5% (trị giá 8,86 tỷ USD).
Tuy nhiên, xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Uzbekistan sang Trung Quốc trong giai đoạn này trị giá 503 triệu USD, thấp hơn gần hai lần so với cùng kỳ năm 2022.
Trung Á là một trong những khu vực ưu tiên trong chiến lược mở rộng của Trung Quốc. Trong số các nhiệm vụ chính mà Bắc Kinh hướng đến khu vực có liên quan đến cung cấp năng lượng, tiếp cận tài nguyên khoáng sản, tạo hành lang giao thông hiệu quả và an ninh khu vực. Ngược lại, hiện Nga không thể cung cấp cho các quốc gia Trung Á khả năng tiếp cận hỗ trợ tài chính, các khoản vay và đầu tư ở mức độ mà Bắc Kinh có thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo