Quốc tế

Sức mạnh của truyền thống: Việt Nam bỏ rơi tàu hộ tống phương Tây

DNVN - Trang Topwar.ru cho biết, trong suốt chiều dài lịch sử, Hà Nội chủ yếu dựa vào các hệ thống vũ khí của Liên Xô.

Biên đội tàu chiến của Nga khóa chặt phía Đông Địa Trung Hải / Độ chính xác đạn dẫn đường của Nga - Mỹ khi xuất hiện tại Syria

>> Xem thêm: Năng lực tác chiến tầm xa của Không quân Mỹ bất ngờ bị cắt đứt?

Trong những năm gần đây, một sự thay đổi nhất định của Việt Nam đối với công nghệ quân sự phương Tây đã trở nên đáng chú ý. Tuy nhiên trên thực tế, họ hóa ra là thích nghi với truyền thống quân sự của Việt Nam, liên quan chặt chẽ đến nguồn cung cấp từ Nga.

Dường như việc chuyển Hà Nội sang tàu hộ tống lớp Pohang của Hàn Quốc đã đánh dấu sự khởi đầu của quá trình chuyển đổi hạm đội sang vũ khí phương Tây. "Tuy nhiên, thậm chí chúng đã được chuyển đổi theo tiêu chuẩn Việt Nam và hiện được trang bị hệ thống tên lửa Nga (Kh-35 Uran) và súng máy".

>> Xem thêm: Nỗ lực vượt Nga của Pháo binh Mỹ

Bây giờ việc hợp tác kỹ thuật quân sự tích cực với phương Tây của Việt Nam đã đặt ra nhiều câu hỏi. Người ta cho rằng việc Việt Nam cân nhắc lựa chọn tàu hộ tống lớp SIGMA 9814 của Hà Lan sẽ mở ra một thị trường mới và siết chặt nguồn cung từ Nga - theo truyền thống, có nguồn gốc sâu xa ở đất nước này.

Tàu hộ vệ tên lửa tàng hình SIGMA 10514 của Indonesia. Ảnh: Topwar.

Tàu hộ vệ tên lửa tàng hình SIGMA 10514 của Indonesia. Ảnh: Topwar.

>> Xem thêm: F/A-18 sánh ngang tiêm kích tàng hình Su-57

Theo kế hoạch, tàu hộ vệ Hà Lan từ chỉ được nhận trực thăng Ka-28 có nguồn gốc Nga. Còn lại vũ khí chính sẽ có nguồn gốc từ phương Tây bao gồm: 8 tên lửa chống hạm Exocet MM40 Block 3, 12 tên lửa phòng không MBDA MICA-VL, 1 pháo 76 mm Oto Melara Super Rapid, 2 khẩu pháo bắn nhanh 30 mm Oto Melara MARLIN-WS.

Hạm đội nhân dân luôn hướng về khối phương Đông. Nếu SIGMA được mua, Việt Nam sẽ phải đi theo hướng giành được đạn pháo và tên lửa phương Tây cho tàu hộ tống.

>> Xem thêm: Con tàu "nhọ" nhất của Hải quân Nga: Thủy thủ thà nhảy xuống nước còn hơn làm việc trên tàu

Ấn phẩm Nga tin rằng "rất ít quốc gia sẽ sẵn sàng bán nó cho Việt Nam, đặc biệt là tên lửa chống hạm Exocet. Cuối cùng như báo cáo, Hà Nội đã từ chối một thỏa thuận mua tàu hộ tống phương Tây".

 

Clip có thể bạn quan tâm:

- Video uy lực tên lửa hành trình Ra'ad-II của Pakistan. Nguồn: Reuters.


Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm