Quốc tế

Sức mạnh hủy diệt của loại vũ khí Ukraine kêu gọi Mỹ cung cấp

Ukraine từng kêu gọi các nghị sĩ Mỹ gây sức ép để chính quyền Tổng thống Joe Biden phê duyệt cung cấp bom chùm và đạn chùm, loại vũ khí có khả năng hủy diệt cao.

Lộ diện thiết giáp chở quân chuyển tiếp từ BTR-82A sang Boomerang / Tiêm kích Su-57 bắt đầu thử nghiệm động cơ thế hệ thứ sáu

Ukraine đã nhiều lần yêu cầu Mỹ viện trợ các loại bom, đạn chùm cho nước này. Một nhóm các nhà lập pháp đã kêu gọi Tổng thống Mỹ Joe Biden viện trợ cho Ukraine nhiều vũ khí hơn nữa, kể cả bom chùm. Các nhà lập pháp cho rằng ông Biden nên tận dụng “kho vũ khí khổng lồ” của Mỹ để viện trợ cho Ukraine.

Tuy nhiên, Nhà Trắng vẫn do dự trước yêu cầu này, có thể do lo ngại về tính chất gây tranh cãi của vũ khí.

>> Xem thêm:Nga lộ điểm yếu phòng thủ, Ukraine "vỡ mộng" sau cuộc phản công

suc manh huy diet cua loai vu khi ukraine keu goi my cung cap hinh anh 1

Đạn sót lại sau vụ tấn công bằng bom chùm tại Sloviansk, Ukraine. Ảnh: Getty

Bom chùm là loại vũ khí có thể mang theo hàng chục cho đến hàng trăm quả đạn con với tầm sát thương rộng hơn so với các loại bom đạn thông thường. Vũ khí này có nguy cơ gây thương vong cho dân thường rất cao. Điều này đã khiến các nhóm như Tổ chức Theo dõi Nhân quyền lên án việc sử dụng chúng.

>> Xem thêm:Ukraine loay hoay tìm cách vượt bãi mìn và đối phó trực thăng sát thủ của Nga

Do có khả năng gây hại cho dân thường, bom chùm bị cấm bởi hơn 123 quốc gia đã phê chuẩn hiệp ước năm 2008 cấm sản xuất, sử dụng và tàng trữ loại vũ khí này. Tuy nhiên, Mỹ, Ukraine và Nga không nằm trong số những nước đã ký hiệp ước đó.

Theo chuyên gia Guy McCardle, biên tập viên phụ trách Báo cáo Lực lượng Hoạt động Đặc biệt (SOFREP), bom chùm bao gồm một quả bom chính được thả xuống, sau đó thả một số quả bom nhỏ hơn, được gọi là bom con. Bom con và đạn con thường dùng để chống lại tăng thiết giáp và gây sát thương.

>> Xem thêm:Tàu tên lửa Karakurt sẽ sớm trở thành khí tài chủ lực của Hải quân Nga?

 

Ông McCardle cho biết những quả bom nhỏ này phát nổ khi va chạm và có thể phá hủy mọi thứ trong một khu vực có phạm vi rộng bằng nhiều sân bóng.

Bất chấp khả năng phả hủy trên diện rộng của bom, đạn chùm, một số thành viên của Quốc hội Mỹ cho rằng loại vũ khí này, đặc biệt là bom thông thường cải tiến kép (DPICM), nên được cung cấp cho Ukraine.

“Việc chuyển giao DPICM cho Ukraine mang đến cơ hội cung cấp cho Lực lượng vũ trang Ukraine khả năng mạnh mẽ chống lại quân đội Nga và lực lượng lính đánh thuê. Chúng ta hãy sử dụng kho vũ khí khổng lồ chưa được khai thác này để giúp Ukraine giành chiến thắng”, tờ Foreign Policy dẫn lại bức thư của một nhóm các nhà lập pháp đại diện Quốc hội Mỹ gửi cho Tổng thống Biden.

>> Xem thêm:Il-22PP - Máy bay tác chiến điện tử 'hàng hiếm' của Nga

Trước đó, Nga đã cảnh báo Mỹ về việc gửi bom chùm tới Ukraine. Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov, những hành động như vậy sẽ gây hậu quả cho cả an ninh của NATO và việc bình thường hóa quan hệ song phương giữa Nga và Mỹ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm