Sức mạnh khủng khiếp siêu tàu đổ bộ Mỹ vừa bị loại biên do hỏa hoạn
Chức năng tiêm kích đánh chặn của UAV Okhotnik bị nghi ngờ / Israel tìm ra cách 'đặc trị' Krasukha-4 thông qua UAV Harop
Truyền thông cho biết, sau khi đánh giá thiệt hại do vụ cháy hồi tháng 7 thì hải quân Mỹ thông báo sẽ loại biên tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard và chi khoảng 30 triệu USD để rã sắt vụn, thay vì tìm cách sửa chữa và đưa nó trở lại biên chế.
Quá trình tháo dỡ con tàu khổng lồ nói trên dự kiếnmất khoảng 9 tháng tới một năm, trong đó những hệ thống hay thiết bị còn sử dụng được sẽ được tận dụng đưa vào kho dự trữ hoặc lắp cho tàu khác.
Quyết định trên được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính sẽ tốn trên dưới 3 năm và khoản ngân sách 5 - 7 tỷ USD để khôi phục tàu USS Bonhomme Richard về nguyên trạng trước khi cháy.
Phương án ít tốn kém hơn là hoán cải thành tàu bệnh viện hoặc tàu hậu cần phục vụ tàu ngầm cũng đòi hỏi hơn 1 tỷ USD và 5 - 7 năm sửa chữa. Cả hai phương án đều tốn tiền và thời gian hơn đóng mới một tàu đổ bộ tấn công tương tự.
Đây là thiệt hại nặng nề của hải quân Mỹ bởi lực lượng này đang trong tình trạng thiếu tàu chiến, đặc biệt khi LHD-6 còn là chiếc tàu đổ bộ tấn công hàng đầu có cả chức năng của tàu sân bay hạng nhẹ.
Tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard của Hải quân Mỹ có sức mạnh cực kỳ đáng nể. Ảnh: The Drive.
Chiếc USS Bonhomme Richard thuộc lớp tàu đổ bộ chở trực thăng LHD (Landing Helicopter Dock) lớp Wasp. Thiết kế của nó dựa trên cơ sở tàu đổ bộ tấn công thế hệ trước Tarawa với nhiều cải tiến để tăng khả năng hoạt động của máy bay cũng như năng lực chuyên chở.
Tàu đổ bộ USS Bonhomme Richard lớp Wasp có khả năng vận chuyển toàn bộ sức mạnh của một đơn vị lính thủy đánh bộ viễn chinh Mỹ tới vùng chiến sự thông qua trung gian là các xuồng đổ bộ thông thường hoặc máy bay trực thăng.
Tất cả các tàu lớp Wasp đều được đóng bởi Ingalls Shipbuilding. Chiếc đầu tiên LHD-1 Wasp chính thức đi vào hoạt động từ 29/7/1989. Đã có tất cả 8 chiếc LHD lớp Wasp được đóng, đánh số từ LHD-1 đến LHD-8 và đến nay tất cả vẫn còn đang phục vụ trừ chiếc LHD-6.
Khác biệt lớn nhất của lớp Wasp với Tarawa là boong tàu được thiết kế lại cho phép tiếp nhận máy bay phản lực cất hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier 2 và xuồng đổ bộ đệm khí LCAC (Landing Craft Air Cushion).
Thay đổi vật lý chính giữa 2 thiết kế là boong tàu của Wasp thấp hơn, bố trí lại vị trí tháp chỉ huy và sàn đáp máy bay, tháo bỏ pháo 127 mm Mk 45 cùng với kéo dài thêm 7,3 m thân tàu để cho phép mang theo LCAC.
Khoang đổ bộ của lớp Wasp có sức chứa tối đa 3 xuồng đổ bộ đệm khí LCAC, 12 LCM hoặc 40 thiết giáp lưỡng cư AAV (21 chiếc khác trên boong đổ bộ). Sàn đáp có 9 điểm cất hạ cánh cho trực thăng cỡ lớn như Sikorsky CH- 53 Sea Stallion và Boeing Vertol CH-46 Sea Knight.
Chiếc Wasp có thể chuyên chở toàn bộ sức mạnh của đơn vị lính thủy đánh bộ viễn chinh gồm 1.894 lính, 5 xe tăng M1 Abrams, 25 xe thiết giáp lưỡng cư AAV, 8 pháo M198, 68 xe tải và tới 12 xe hỗ trợ khác.
Thông số cơ bản của tàu đổ bộ lớp Wasp: lượng giãn nước đầy tải 41.150 tấn; chiều dài 253,2 m; chiều rộng 31,8 m; mớn nước 8,1 m, tốc độ lớn nhất 22 hải lý/h (41 km/h), tầm hoạt động tối đa 9.500 hải lý (17.600 km) khi chạy ở tốc độ 18 hải lý/h (33 km/h).
Vũ khí trang bị của tàu USS Bonhomme Richard lớp Wasp bao gồm: 2 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn RIM-116 Rolling Airframe, 2 bệ phóng tên lửa Sea Sparrow, 2 hệ thống CIWS Phalanx, 3 pháo tự động 25 mm Mk 38 và 4 súng máy 12,7 mm BMG.
Tùy thuộc nhiệm vụ mà tàu USS Bonhomme Richard sẽ mang theo đội bay phù hợp, nhưng thường là 6 chiếc AV-8B Harrier, 4 chiếc AH-1W Super Cobra, 12 chiếc CH-46 Sea Knigh hoặc 4 chiếc MV-22 Osprey, 4 chiếc CH-53 Sea Stallion và 3 - 4 chiếc UH-1N Huey.
End of content
Không có tin nào tiếp theo