Sức mạnh phòng không Nga đang bị 'cường điệu hóa'
Từ 'con gà đẻ trứng vàng', tiêm kích Su-35 của Nga bất ngờ bị thất thế hàng loạt / Tàu ngầm mới của Nga buộc Mỹ phải chi số tiền khổng lồ để đối phó
Nước Mỹ sẽ không từ bỏ các mục tiêu của mình trong một cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra với Liên bang Nga, ngay cả khi tất cả những lời thổi phồng xung quanh sức mạnh phòng không Nga được đưa ra.
Kết luận đầy bất ngờ nói trên đã được chia sẻ bởi một chuyên gia quân sự đến từ Mỹ, nhà phân tích Chris Osborne của tạp chí National Interest.
Hiện tại, các quan chức cấp cao của Mỹ quyết tâm duy trì mọi hoạt động quân sự trên không phận Đông Âu. Không quân Mỹ sẽ không hạn chế sự hiện diện của mình trong khu vực, mặc dù Nga có các hệ thống phòng không hiện đại.
Theo nhà báo Chris Osborne, trong trường hợp xảy ra đối đầu quân sự với Liên bang Nga, Mỹ sẽ vẫn coi việc chinh phục không phận là mục tiêu chính và họ không cần thay đổi phương thức tác chiến truyền thống.
“Chúng tôi tiếp tục thực hiện các hoạt động ở vùng biển và không phận quốc tế, và điều này không thay đổi ở Baltic hay Biển Đen. Washington sẽ hiện diện ở cả hai địa điểm này, cùng với Quân đội Mỹ là các lực lượng đối tác”, Tướng Không quân Jeffrey Harrigan cho biết.
Chuyên gia Chris Osborne đặc biệt chú ý đến phát biểu này, ông ta cho rằng Tướng Harrigan một lần nữa khẳng định rằng nước Mỹ có nhiều cách để khiến khả năng phòng không của Nga trở nên kém hiệu quả.
Tuy nhiên ông ta không đi vào chi tiết và không tiết lộ chính xác cách Quân đội Mỹ dự định thực hiện việc này. Nhà báo của National Interest tin rằng vị tướng này có thể đã ám chỉ đến công nghệ tàng hình.
Ngay cả khi một hệ thống phòng không tiên tiến của Nga có thể xác định rằng có một máy bay nào đó ở gần, thì việc nó có thể tính toán đường bay chính xác đối với mục tiêu trên không để tấn công nó còn rất xa vời.
Rõ ràng đây chính là điều mà Lầu Năm Góc hy vọng, khi họ từng nhiều lần tuyên bố về khả năng đối phó một cách hiệu quả trước các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất của Liên bang Nga.
“Người ta tin rằng các hệ thống phòng không hiện đại hóa của Nga đã được tích hợp vào hệ thống quản lý bầu trời thống nhất thông qua mạng kỹ thuật số và hiện có khả năng theo dõi cũng như tấn công máy bay tàng hình tốt hơn nhiều".
"Những hệ thống tên lửa phòng không mới nhất của Nga có thể tấn công các mục tiêu xa hơn và đối phó cả với phương tiện bay ở tốc độ cao”, tác giả của bài viết trên tờ National Interest cho biết.
Theo đó, bất chấp mọi lời bàn tán về sức mạnh phòng không Nga, Quân đội Mỹ sẽ không từ bỏ các hoạt động gần khu vực tác chiến của họ. Hơn nữa, Washington đã kế hoạch thiết lập uy thế trên không trong cuộc xung đột với Nga.
“Bất chấp tất cả những lời thổi phồng xung quanh các hệ thống phòng không của Nga, Không quân Mỹ và đồng minh đã nói rõ rằng họ sẽ không tự giới hạn mình trong việc tiến hành các hoạt động trên không phận quốc tế”, chuyên gia quân sự Mỹ cho biết.
Sự tự tin của Washington được củng cố thông qua thực tế những gì vũ khí phòng không Nga thể hiện trên chiến trường Syria hay Nagorno-Karabakh. Tại đó, chúng đã tỏ ra hoàn toàn lép vế trước phương tiện tấn công đường không của đối phương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo