Quốc tế

Từ 'con gà đẻ trứng vàng', tiêm kích Su-35 của Nga bất ngờ bị thất thế hàng loạt

Ai Cập và Algeria đình chỉ thương vụ mua tiêm kích Su-35 của Nga, sau khi Indonesia đưa ra động thái tương tự hồi tháng trước. Đây được coi là tín hiệu buồn cho nền xuất khẩu vũ khí Nga khi mà trước đó Su-35 từng được coi là 'con gà đẻ trứng vàng.

Nga chuẩn bị tập trận bộ ba vũ hạt nhân chiến lược mang tên 'Sấm sét' / Iran "chốt đơn" 32 chiến đấu cơ Su-35 từ Nga?

Ai Cập và Algeria đình chỉ thương vụ mua tiêm kích Su-35 của Nga, sau khi Indonesia đưa ra động thái tương tự hồi tháng trước.

>> Xem thêm: Tính năng tàng hình như phim viễn tưởng khiến siêu trực thăng Bell 360 Invictus "đáng sợ bội phần"

Các nguồn tin ngày 3/1 cho biết Nga "mất ba đơn đặt hàng lớn với tiêm kích Su-35 do chưa thể thay thế hệ thống điện tử hàng không và radar mảng pha quét điện tử, vốn được nhập từ một số quốc gia châu Âu và Israel".

>> Xem thêm: Tàu ngầm mới của Nga buộc Mỹ phải chi số tiền khổng lồ để đối phó

Một khi Su-35 trang bị những hệ thống phương Tây này, các nước mua chúng có thể hứng chịu lệnh trừng phạt kinh tế từ Mỹ và châu Âu.

>> Xem thêm: Đòn 'hồi mã thương' của quân đội Nga sẽ thiêu trụi cả binh đoàn xe tăng địch

Ai Cập quyết định dừng hợp đồng mua 30 tiêm kích Su-35 cho tới khi Nga giải quyết được vấn đề liên quan đến linh kiện nhập khẩu, dù khoảng một chục chiếc đã xuất xưởng.

>> Xem thêm: Tác chiến điện tử Moskva đồng loạt 'khóa chặt' lãnh thổ Kazakhstan

Algeria cũng từ bỏ thương vụ Su-35, tập trung ngân sách vào hiện đại hóa các tiêm kích Su-30SM cũ hơn do Nga cung cấp.

Các quyết định hủy đơn hàng được đưa ra dù Nga trước đó đề nghị các đối tác tiềm năng gia hạn thêm thời gian để giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật và chính trị đối với biến thể xuất khẩu của Su-35, nguồn tin cho biết.

Rosoboronexport, hãng xuất khẩu vũ khí chính của Nga, đây cũng là đơn vị chịu trách nhiệm xuất khẩu chiến đấu cơ Su-35, từ chối bình luận về thông tin.

Hãng thông tấn Mehr, đặt trụ sở tại Tehran, đưa tin Nga sẵn sàng bán tiêm kích Su-35 cho Iran trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác quân sự - chiến lược 20 năm dự kiến được ký vào tháng 2.

Theo thỏa thuận, Iran sẽ chi 10 tỷ USD mua loạt vũ khí của Nga, trong đó có tên lửa phòng không S-400, vệ tinh và lô Su-35 vốn được sản xuất cho Ai Cập.

Tuy vậy khả năng thành công của thương vụ Su-35 giữa Nga và Iran là rất thấp do nước này vẫn đang vướng cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc liên quan đến vấn đề hạt nhân.

Indonesia hồi tháng 12/2021 thông báo bỏ thương vụ tiêm kích Su-35S trị giá hơn 1,1 tỷ USD để chuyển sang mua tiêm kích F-15EX của Mỹ hoặc Rafale của Pháp.

"Chúng tôi từ bỏ tiêm kích Su-35 với trái tim nặng trĩu. Chúng tôi không thể tiếp tục bàn về tiêm kích này", Fadjar Prasetyo, tư lệnh không quân Indonesia, cho biết.

Indonesia không công bố nguyên nhân đưa ra quyết định từ bỏ tiêm kích Nga. Giới chức Mỹ từng nhiều lần cảnh báo Indonesia sẽ phải đối mặt với nhiều biện pháp trừng phạt nếu mua vũ khí Nga.

Mỹ từ lâu đã đe dọa trừng phạt các quốc gia đặt mua vũ khí hiện đại từ Nga theo Đạo luật Chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA).

Đạo luật này quy định bất cứ quốc gia nào tham gia các giao dịch trên 15 triệu USD với các nhà thầu quốc phòng thuộc nhà nước Nga đều phải hứng chịu lệnh trừng phạt từ chính quyền Mỹ.

Sukhoi Su-35, (tên của NATO: Flanker-E+) là máy bay tiêm kích hạng nặng, tầm xa, đa năng, thế hệ 4++ do Tập đoàn sản xuất máy bay quân sự Sukhoi thiết kế. Ban đầu Su-35 được thiết kế dành cho Không quân Nga nhưng sau đó chúng lại được phép xuất khẩu.

Theo nhiều chuyên gia phân tích quân sự Su-35 là dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 có các tính năng kỹ chiến thuật gần như đạt ngưỡng của chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 (ngoại trừ khả năng tàng hình).

Bán kính chiến đấu của Su-35 cũng thực sự đáng nể lên đến 1.700km mà không cần tiếp nhiên liệu trên không.

Bên cạnh các trang thiết bị điện tử hàng không hiện đại, Su-35 còn được tích hợp hệ thống vũ khí đáng gờm với 12 điểm treo vũ khí, có thể mang theo 8 tấn vũ khí.

Su-35 sử dụng động cơ phản lực Vector 117S (AL-41F-1S) thuộc thế hệ AL-41F, được thiết kế trên khung động cơ AL-31F nhưng trình độ công nghệ thì vượt trội so với thế hệ trước đó.

Động cơ AL-42F-S1 có lực đẩy 74.5 kN và khi đốt nhiên liệu phụ trội lực đẩy tăng lên 142 kN mỗi chiếc giúp máy bay đạt tốc độ tối đa 2.390km/h, tầm bay lên tới 3.900km.

Su-35 là một trong những chiến đấu cơ có tốc độ leo cao nhất thế giới với vận tốc 280 m/s, trần hoạt động cao tới 18.000 m.

Về kích thước Su-35 dài 21,9m, cao 5,9m, sải cánh 15,3m, trọng lượng rỗng 17,5 tấn, tải trọng cất cánh tối đa 34,5 tấn.

Ngoài một pháo 30mm GSh-30 với 150 viên đạn gắn ở mũi, Su-35 còn có thể mang hầu hết các loại vũ khí dành cho chiến đấu cơ của Nga.

Để đối không, Su-35 được trang bị những loại tên lửa AA-12 Adder (R-77), AA-11 Archer (R-73), AA-10 Alamo (R-27) và tên lửa tầm bắn siêu xa P-37M (R-37M).

Để làm nhiệm vụ cường kích, Su-35 được trang bị những loại tên lửa như: AS-17 Krypton (Kh-31), AS-16 Kickback (Kh-15), AS-10 Karen (Kh-25ML), AS-14 Kedge (Kh-29), AS-15 Kent (Kh-55), AS-13 Kingbolt (Kh-59).

Su-35 có thể mang theo các loại bom: KAB-500, LKAB-1500 bom dẫn đường bằng laser/TVFAB-100/250/500/750/1000...Về hệ thống radar điều khiển hỏa lực, Su-35 được trang bị radar mảng pha thụ động IRBIS-E (PESA), cự ly phát hiện máy bay thông thường lên tới 350km, tàu chiến cỡ lớn là 400km.

Radar IRBIS-E (PESA) là công nghệ đỉnh cao của Nga khi có thể cùng lúc bắt chết 30 mục tiêu và đồng loạt phóng 8 quả tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động, để tấn công 8 mục tiêu khác nhau.

Nga còn cho biết, radar trên Su-35 có khả năng phát hiện các loại máy bay tàng hình có bề mặt tán xạ radar dưới 3m ở khoảng cách xa 100 - 150 km.

Phía đuôi Su-35 Sukhoi cũng được lắp một radar nhỏ vị trí giữa hai động cơ cho phép phát hiện các mục tiêu từ phía sau.

Su-35 được thiết kế để nó sở hữu những tính năng bay có một không hai. Chẳng hạn, chỉ riêng Su-35 có thể thực hiện động tác "xoắn ốc trên mặt phẳng", mà cho đến nay đối với đa số các máy bay khác vẫn coi là chế độ cực kỳ nguy hiểm.

Sukhoi cho biết, Su-35 được bảo vệ khỏi các đòn tấn công bởi hệ thống tác chiến điện tử Khibiny có khả năng gây nhiễu tuyệt vời, làm mù radar chủ động của đối thủ ngay cả trong điều kiện đối phương cũng sử dụng các biện pháp tác chiến điện tử cường độ cao.

Hãng chế tạo máy bay còn trang bị cho Su-35 có hệ thống tìm kiếm-theo dõi hồng ngoại, cho phép xác định vị trí của máy bay đối phương trong vòng 50 km. Nga hiện đang hoàn thiện phát triển dòng tên lửa tầm siêu xa P-37M với tầm phóng lên tới 300-400 km để trang bị cho các dòng chiến đấu cơ Su-35.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm