Sức mạnh tàu chiến Vùng 3 Hải quân Việt Nam khi “hội quân” đầy đủ
Vùng 3 Hải quân thuộc Quân chủng Hải quân là Bộ Tư lệnh tác chiến Hải quân độc lập có nhiệm vụ bảo vệ vùng biển giữa từ Quảng Bình đến Bình Định và các đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn, Quần đảo Hoàng Sa.
Vì sao Nga muốn tăng gấp số lượng tàu chiến mang tên lửa siêu thanh Zircon? / Indonesia chơi lớn, mua cùng lúc hàng loạt tàu chiến, tàu ngầm từ phương Tây
Trong những hình ảnh mới nhất vừa được VTV8 đăng tải, một loạt các tàu chiến của Vùng 3 Hải quân đã được cho xuất hiện. Nguồn ảnh: VTV8.
Trong đó, nổi bật nhất là sự xuất hiện của tàu chỉ huy số hiệu 20. Đây là tàu chiến lớp Pohang của Hàn Quốc vừa chuyển giao cho Việt Nam hồi cuối năm ngoái. Nguồn ảnh: VTV8.
Trong những hình ảnh được ghi lại cho thấy, tàu 20 đã được trang bị thêm các ống phóng tên lửa đối hạm Uran-E ở phía sau. Tổng cộng trên tàu có 8 ống phóng tên lửa Kh-35 hoặc KCT-15 sẵn sàng khai hoả. Nguồn ảnh: VTV8.
Ở bên cạnh tàu 20, còn có 4 tàu vũ trang loại TT400TP (hai chiếc mỗi bên chiếc tàu 20). Nguồn ảnh: VTV8.
Kèm theo đó là 4 tàu ngư lôi Turya - tất cả đều là tàu cũ từng được Liên Xô sử dụng trong quá khứ và sau đó được chuyển giao cho Việt Nam. Nguồn ảnh: VTV8.
Được thành lập từ ngày 26/10/1975, ban đầu Vùng 3 Hải quân có tiền thân là Vùng Duyên hải 3 thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân. Nguồn ảnh: BaoDaNang.
Tới năm 1978, do tình hình xung đột trên biển diễn biến phức tạp, Vùng Duyên hải 3 đổi tên thành Bộ Chỉ huy Vùng 3 Hải quân thuộc Quân chủng Hải quân. Nguồn ảnh: QPVN.
Tới năm 2011, Bộ Chỉ huy Vùng 1 Hải quân được nâng cấp lên thành Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân. Nguồn ảnh: BHQ.
Tính đến nay, Bộ tư lệnh Vùng 3 Hải quân Nhân dân Việt Nam đã tồn tại và hoạt động 44 năm kể từ khi ra đời cho tới nay. Nguồn ảnh: BHQ.
Bộ chỉ huy của Bộ tư lệnh Vùng 3 Hải quân được đặt tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. Nguồn ảnh: QPVN.
Tàu chiến trong biên chế của Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân Nhân dân Việt Nam tập trận bắn đạn thật. Nguồn ảnh: QPVN.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo