Việt Nam tự sản xuất đạn pháo AK-176 cho loạt tàu chiến hiện đại
Việc tự chủ một phần đạn dược cho pháo hạm AK-176 trang bị cho các tàu chiến hiện đại nhất của hải quân góp phần giúp Nhà nước tiết kiệm hàng tỷ đồng khi mua sắm đạn dược từ nước ngoài.
Nga sẽ trình làng vũ khí mới tại lễ diễu binh trên Quảng trường Đỏ / Hé lộ “độ khủng” của 5 chiếc tàu ngầm có thể “hủy diệt thế giới trong 30 phút”
Theo một tài liệu đạn pháo được công bố công khai tại Triển lãm – Hội chợ Việt Bắc 2019, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam đã sản xuất thành công đạn pháo 76,2mm dùng cho pháo hạm AK-176 vốn được lắp trên nhiều tàu chiến hiện đại của quân đội ta. Ảnh: VTV8
Hiện tại, AK-176 là khẩu pháo hạm chủ lực, tiêu chuẩn trên một loạt các loại tàu chiến gồm: tàu hộ vệ Gepard 3.9; tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya Project 12418; tàu tên lửa Project 1241RE; tàu pháo tuần tra Project 10412 Svetlyak; tàu pháo TT-400TP. Ảnh: QĐND
Cụ thể, theo tài liệu được công bố, loại đạn mà chúng ta sản xuất được đặt tên là 76,2mm PST – Hải quân. Đạn lắp ngòi VG-67.VN là ngòi cơ khí chạm nổ, có cơ cấu mở bảo hiểm xa và cơ cấu tự hủy sử dụng thuốc cháy, thời gian tự hủy khi đạn không chạm mục tiêu là 28-31(s). Đạn sử dụng bộ lửa YB-4M là kiểu va đập. Ảnh: Báo Bình Phước
Đạn được thiết kế bởi Học viện Kỹ thuật Quân sự, Chủ trì Viện Công nghệ - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Đơn vị tham gia chế tạo: Nhà máy Z113, Z189, Z129, Z121, X59/Z127, Z195, Viện Vũ khí, Viện TPTN.
Đạn 76,2mm PST – Hải quân có thể trang bị cho các hệ thống pháo hạm AK-176 dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên biển, trên bờ với tầm bắn xa nhất 15,7km. Ảnh: Truyền hình Hải quân
Pháo hạm AK-176 do TSNII Burevestnik thiết kế năm 1971, bắt đầu được sản xuất hàng loạt từ năm 1977 bởi nhà máy chế tạo máy Gorky (Liên Xô). Đến nay, AK-176 vẫn tiếp tục được sản xuất để trang bị thêm các tàu chiến mới của Hải quân Nga và phục vụ xuất khẩu tới nhiều nước khác. Sức mạnh của nó được đánh giá tương đương với khẩu OTO Melara 76,2mm của Italy – khẩu pháo tiêu chuẩn trên các tàu hộ vệ/khinh hạm của các nước NATO. Ảnh: Báo Bình Phước
Tháp pháo có trọng lượng 16,8 tấn, được thiết kế kiểu kín. Ảnh: Sơ đồ bố trí bên trong pháo hạm AK-176 với buồng đạn nằm bên trong thân tàu mang pháo, dùng hệ thống nạp đạn tự động. Ảnh: Sina
Hệ thống pháo có thể tùy chỉnh tốc độ bắn dễ dàng: 30, 60 và 120 phát/phút. Tuổi thọ của nòng pháo hạm là 3.000 phát bắn. Ảnh: Cận cảnh bộ phận cơ khí nạp đạn pháo AK-176. Ảnh: Sina
Pháo AK-176 được điều khiển bởi hệ thống điều khiển hỏa lực MP-123-02 gồm radar dẫn bắn, khí tài chỉ thị mục tiêu truyền hình và laser. Hệ thống kiểm soát hỏa lực có tầm trinh sát 45km trong điều kiện không bị gây nhiễu và 30km nếu bị gây nhiễu. Ảnh: Sina
Pháo hạm AK-176 được đánh giá là có khả năng "sống sót cao", đáng tin cậy, có thể điều khiển khai hỏa pháo từ hệ thống kính ngắm quang học nếu mất kiểm soát từ radar, cũng như khả năng bắn ngay cả khi hệ thống điện bị mất. Ảnh: Sina
Ngoài khả năng tiêu diệt các loại tàu chiến nhỏ, máy bay bay thấp, AK-176 được đánh giá là có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình tốc độ cận âm. Các cuộc thử nghiệm ở Liên Xô từng được tiến hành cho thấy nó có thể bắn hạ mục tiêu mô phỏng tên lửa hành trình Harpoon của Mỹ với trung bình 25 phát bắn. Ảnh: QĐND
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo