Tác động từ lệnh áp giá trần đối với dầu của Nga
Những trực thăng đáng gờm cả Nga và Ukraine sử dụng trong trận không chiến / “Siêu rắn độc” AH-1Z Viper trút “mưa” đạn, phóng tên lửa vào mục tiêu
Theo đó, các khách hàng muốn mua dầu của Nga bằng đường biển sẽ không được phép trả quá 60 USD cho một thùng dầu.
Việc G7, EU và Australia áp mức giá trần đối với dầu xuất khẩu của Nga được Trung Đông ví như một lệnh cấm vận "mềm", tức là các nền kinh vẫn có thể mua dầu của Nga mà không lo các biện pháp trả đũa của phương Tây nhưng sẽ không được mua với giá quá 60 USD/thùng.
Theo báo Al Jazeera (Qatar), các nước phương Tây tin rằng những nền kinh tế muốn mua dầu của Nga sẽ phải tuân thủ lệnh áp giá trần bởi một sức mạnh quan trọng mà phương Tây đang nắm giữ. Hầu hết các công ty bảo hiểm trên biển đều đang thuộc các nước G7, trong khi việc vận chuyển đường biển mà không có bảo hiểm có rủi ro quá lớn và bảo hiểm thường là yêu cầu không thể thiếu của loại hình vận tải này.
Theo tính toán của phương Tây, cứ mỗi USD giá dầu Nga hạ thì ngân sách của Moscow sẽ bị mất đi 2 tỷ USD. Trong khi đó, Nga cảnh báo sẽ không bán dầu cho bất kỳ nước nào thực thi lệnh áp giá trần của phương Tây. Câu hỏi giờ đây là lệnh áp trần giá dầu có khiến các nước chùn bước trước việc mua dầu của Nga, hay số lượng dầu của Nga được bán ra thị trường có bị hụt đi so với hiện nay.
Một nhà máy lọc dầu của Nga ở vùng Amur. (Ảnh: TASS)
Báo Gulf News (Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất) tin rằng những tác động mà lệnh áp giá trần tạo ra trên thị trường là không nhiều. Nguyên nhân là do chi phí sản xuất của Nga hiện là khoảng 30 - 40 USD/thùng dầu, và giá 60 - 70 USD/thùng được cho cũng chính là mức vừa đủ để Nga cân bằng ngân sách. Trên thực tế, Nga đang bán dầu hạ giá cho các khách châu Á thậm chí ở mức 45 - 48 USD/thùng.
Báo Arab News (Saudi Arabia) lại nêu một thực tế khác, việc phương Tây thực sự kiểm soát được việc xuất dầu của Nga trên biển là không dễ dàng. Nếu muốn, các doanh nghiệp Nga hoàn toàn có thể trộn lẫn vào dầu Nga vào dầu của các nước khác rồi chuyên chở, từ đó lách các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Trong bối cảnh phương Tây vừa đạt được thống nhất mức trần áp lên dầu xuất khẩu của Nga, hôm nay OPEC+ sẽ nhóm họp để quyết định sản lượng tới đây cho mình.
Báo chí Trung Đông cho rằng với những tác động không rõ ràng từ các lệnh áp trần giá trần, OPEC+ nhiều khả năng sẽ tiếp tục mức sản lượng thắt chặt, sau khi đã cắt giảm 2 triệu thùng/ngày vào tháng 11. Thậm chí,OPEC+ có thể còn tính đến việc tiếp tục cắt giảm thêm nếu giá dầu có xu thế đi xuống trước đà phục hồi chậm hơn dự kiến của nền kinh tế Trung Quốc.
Trong khi đó, ngày 3/12, giới chức Nga cảnh báo, việc áp giá trần với dầu từ Nga sẽ dẫn đến giá nhiên liệu trên toàn thế giới tăng cao đột ngột. Theo các quan chức Nga, việc áp giá trần đối với dầu từ Nga là "định hình lại" các nguyên tắc thị trường tự do, đồng thời khẳng định thế giới vẫn có nhu cầu với dầu mỏ Nga, bất chấp các biện pháp trên.
Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và Australia ngày 2/12 cho biết đã nhất trí áp giá trần 60 USD/thùng đối với dầu mỏ xuất khẩu của Nga vận chuyển qua đường biển, dự kiến bắt đầu áp dụng sớm nhất từ ngày 5/12.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này