Quốc tế

Tại sao Ấn Độ quyết giữ lại MiG-21 dù chúng liên tục 'gãy cánh'?

MiG-21 là dòng tiêm kích huyền thoại Liên Xô với số lượng sản xuất lên tới hàng chục ngàn chiếc. Hiện loại máy bay này vẫn đang được Ấn Độ biên chế ở lực lượng tiền tuyến trong lúc đợi các chiến đấu cơ hiện đại hơn đi vào biên chế.

Giá dầu thế giới có thể lên 125 USD/thùng năm 2022 / Tiêm kích tàng hình Su-57 gây ra 'cơn ác mộng tồi tệ nhất' cho đối phương

MiG-21 Ấn Độ hiện vẫn đóng vai trò tiêm kích tiền tuyến bất chấp các vụ tai nạn thảm khốc liên quan đến loại máy bay này liên tiếp xảy ra tại đây

Ít giờ trước, kênh Twitter của Không quân Ấn Độ (IAF) đã đăng tải thông báo như sau: "Vào 8h30 tối 24/12 (giờ địa phương) một máy bay MiG-21 của IAF đã gặp sự cố bay ở khu vực phía Tây trong một chuyến bay huấn luyện".

" Chúng tôi đang chờ thông tin chi tiết. Một cuộc điều tra đang được tiến hành", IAF cũng đã xác nhận việc phi công điều khiển chiếc tiêm kích đã thiệt mạng:

"Với nỗi buồn sâu sắc, IAF xin chia buồn về sự thiệt mạng của Chỉ huy phi đội Harshit Sinha trong vụ tai nạn máy bay tối nay và cam kết sát cánh cùng gia đình của người dũng cảm", IAF cho biết.

Theo kênh truyền hình Ấn Độ New Delhi TV, chiếc tiêm kích đánh chặn bị rơi trong khu vực Công viên Quốc gia Sa mạc thuộc quyền quản lý của sở cảnh sát Sam. Cảnh sát địa phương đã ra thông báo về việc tiếp cận hiện trường.

Trong khi không quân nhiều nước đã loại biên tiêm kích MiG-21 từ lâu do chúng đã quá cũ thì ở Ấn Độ dòng chiến đấu cơ huyền thoại này vẫn được sử dụng rộng rãi nguyên nhân là dù đã bị lên kế hoạch thay thế, tuy vậy sự chậm trễ của dự án máy bay nội địa khiến cho Ấn Độ buộc phải giữ lại loại máy bay này.

Hiện không quân Ấn Độ chỉ còn biên chế dòng MiG-21 Bison, đây là gói nâng cấp cực mạnh cho những tiêm kích huyền thoại MiG-21 do Liên Xô sản xuất lên một tầm cao mới. Sức chiến đấu của loại máy bay này ngang ngửa với tiêm kích F-16 đời đầu.

MiG-21 Bison mang được tên lửa không đối không hiện đại, khiến nó trở thành sát thủ trong kịch bản chiến đấu cả trong và ngoài tầm nhìn.

Không những vậy do MiG-21 Bison được trang bị radar Phazotron Kopyo nâng cấp có khả năng theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu tương tự như các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4.

Nhiều ý kiến cho rằng với việc MiG-21 Bison có khả năng tấn công các mục tiêu ngoài tầm nhìn cùng với sự nhanh nhẹn vốn có của nó, đây là đối thú "khó nhằn" nếu chạm trán.

Các tiêm kích MiG-21 Bison Ấn Độ còn kết hợp hệ thống ngắm bắn trên mũ phi công và khả năng mang các loại tên lửa đặc biệt nguy hiểm.

Sự kết hợp đó khiến mẫu tiêm kích “đồ cổ” này trở thành đối thủ đáng gờm, ngay cả trước một loại máy bay chiến đấu hiện đại hơn nhiều.

Trên thực tế, các tiêm kích MiG-21 Bison Ấn Độ đã từng đánh bại chiến đấu cơ F-15C Eagle Mỹ trong cuộc tập trận Cope India năm 2014.

Gói nâng cấp Bison có nhiều điểm tương đồng với gói MiG-21-93 (công ty Mikoyan, Nga thực hiện) trong phương án nâng cấp (hệ thống điện tử, hỏa lực). Bản thân gói nâng cấp Bison cũng sử dụng hầu hết trang bị do Nga sản xuất.

MiG-21 Bison được đánh giá là gói nâng cấp tập trung mạnh mẽ yếu tố hỏa lực với khả năng mang tên lửa đối không tầm trung – xa, dẫn đường bằng radar.

 

Trong chế độ không đối đất, radar Kopyo trên MiG-21 Bison có thể phát hiện mục tiêu xe thiết giáp ở cự ly 25km hoặc cầu đường ở cách 100km trong khi theo dõi 2 mục tiêu.

Đặc biệt, loại radar này có thể hoạt động đối hải với khả năng phát hiện tàu thuyền cỡ nhỏ ở cách 80km hoặc mục tiêu kích cỡ tương đương khu trục hạm cách 150km. Với việc thay thế radar còn cho phép MiG-21 Bison mang được tên lửa không đối không thế hệ mới như R-27 hay R-77.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm