Quốc tế

Tại sao không nước nào bắn hạ nổi trinh sát cơ SR-71 Mỹ?

DNVN - Trong suốt 30 năm phục vụ, kể cả hoạt động trên chiến trường, không một chiếc trinh sát cơ siêu tốc SR-71 nào bị bắn hạ dù nó thường xuyên hoạt động ở vùng chiến sự.

Đòn hiểm của Mỹ khiến trực thăng tối tân nhất Trung Quốc phải nằm đất hơn 10 năm / Cải tiến không tưởng được Trung Quốc thực hiện trên tàu ngầm Kilo 877EKM mua từ Nga

Theo Wikipedia, sau sự kiện máy bay trinh sát tầng cao U-2 bị tên lửa SAM-2 của Liên Xô bắn hạ năm 1960, chính quyền Mỹ quyết định đặt hàng các nhà thầu phát triển máy bay trinh sát bay thật cao và phải thật nhanh, nhanh hơn tên lửa. Ảnh: Wikipedia

Theo Wikipedia, sau sự kiện máy bay trinh sát tầng cao U-2 bị tên lửa SAM-2 của Liên Xô bắn hạ năm 1960, chính quyền Mỹ quyết định đặt hàng các nhà thầu phát triển máy bay trinh sát bay thật cao và phải thật nhanh, nhanh hơn tên lửa. Ảnh: Wikipedia

Ngày 22/12/1964, một mẫu máy bay đáp ứng yêu cầu ngặt nghèo đó ra đời - nó được gọi là SR-71 "Blackbird" (chim đen). Chỉ có 32 chiếc được chế tạo với giá trị khi đó 34 triệu USD/chiếc (thời giá những năm 1960). Ảnh: Wikipedia

Ngày 22/12/1964, một mẫu máy bay đáp ứng yêu cầu ngặt nghèo đó ra đời - nó được gọi là SR-71 "Blackbird" (chim đen). Chỉ có 32 chiếc được chế tạo với giá trị khi đó 34 triệu USD/chiếc (thời giá những năm 1960). Ảnh: Wikipedia

 Chiếc SR-71 Blackbird đã làm được những điều tưởng chừng không thể ở thời đó như bay nhanh gấp 3,2 lần tốc độ âm thanh ở độ cao 27.000m. Nói một cách hình tượng, SR-71 chụp ảnh từ độ cao gấp 3 lần chiều cao của đỉnh Everest, và các phi công phải mặc bộ quần áo kháng áp đầy đủ như các phi hành gia. Ảnh: Wikipedia

Chiếc SR-71 Blackbird đã làm được những điều tưởng chừng không thể ở thời đó như bay nhanh gấp 3,2 lần tốc độ âm thanh ở độ cao 27.000m. Nói một cách hình tượng, SR-71 chụp ảnh từ độ cao gấp 3 lần chiều cao của đỉnh Everest, và các phi công phải mặc bộ quần áo kháng áp đầy đủ như các phi hành gia. Ảnh: Wikipedia

Với tham số kỹ thuật ấn tượng như vậy, SR-71 đã không phụ lòng mong mỏi của giới chức Mỹ. Trong suốt sự nghiệp hơn 3 thập kỷ của mình, kết thúc vào ngày 9/10/1999, không có chiếc SR-71 bị đối phương bắn hạ. Mặc dù, các lực lượng phòng không ở những nơi SR-71 xâm nhập đã rất cố gắng, nhưng không máy bay chiến đấu hay tên lửa phòng không nào có thể bắt kịp tốc độ của SR-71 để bắn hạ nó. Ảnh: Wikipedia

Với tham số kỹ thuật ấn tượng như vậy, SR-71 đã không phụ lòng mong mỏi của giới chức Mỹ. Trong suốt sự nghiệp hơn 3 thập kỷ của mình, kết thúc vào ngày 9/10/1999, không có chiếc SR-71 bị đối phương bắn hạ. Mặc dù, các lực lượng phòng không ở những nơi SR-71 xâm nhập đã rất cố gắng, nhưng không máy bay chiến đấu hay tên lửa phòng không nào có thể bắt kịp tốc độ của SR-71 để bắn hạ nó. Ảnh: Wikipedia

Tốc độ cao là một yếu tố quan trọng, nhưng chiếc SR-71 cũng khó phát hiện bởi radar. SR-71 là máy bay đầu tiên ứng dụng công nghệ tàng hình. Ảnh: Wikipedia

Tốc độ cao là một yếu tố quan trọng, nhưng chiếc SR-71 cũng khó phát hiện bởi radar. SR-71 là máy bay đầu tiên ứng dụng công nghệ tàng hình. Ảnh: Wikipedia

Theo đó, một lớp sơn đặc biệt được sử dụng để sơn phủ cánh, đuôi và thân máy bay SR-71. Loại sơn này có chứa ferrite sắt, hấp thụ năng lượng sóng radar thay vì phản hồi trở lại. Ảnh: Wikipedia

Theo đó, một lớp sơn đặc biệt được sử dụng để sơn phủ cánh, đuôi và thân máy bay SR-71. Loại sơn này có chứa ferrite sắt, hấp thụ năng lượng sóng radar thay vì phản hồi trở lại. Ảnh: Wikipedia

 

Với diện tích phản xạ radar chỉ tương đương với một chiếc máy bay hạng nhẹ cỡ nhỏ, SR-71 rất khó bị phát hiện, bắn hạ. Thông thường, khi radar cảnh giới phát hiện ra SR-71 thì đã là quá muộn để bắn chặn. Blackbird cũng sử dụng các biện pháp gây nhiễu và đối phó điện tử với các khí tài phòng không đối phương. Ảnh: Wikipedia

Với diện tích phản xạ radar chỉ tương đương với một chiếc máy bay hạng nhẹ cỡ nhỏ, SR-71 rất khó bị phát hiện, bắn hạ. Thông thường, khi radar cảnh giới phát hiện ra SR-71 thì đã là quá muộn để bắn chặn. Blackbird cũng sử dụng các biện pháp gây nhiễu và đối phó điện tử với các khí tài phòng không đối phương. Ảnh: Wikipedia

Không chỉ các tên lửa phòng không bó tay trước SR-71 Blackbird, mà ngay cả các máy bay chiến đấu nhanh nhất của Liên Xô – MiG-25 cũng thiếu tốc độ cần thiết để ngăn chặn chiếc SR-71. Ảnh: Wikipedia

Không chỉ các tên lửa phòng không bó tay trước SR-71 Blackbird, mà ngay cả các máy bay chiến đấu nhanh nhất của Liên Xô – MiG-25 cũng thiếu tốc độ cần thiết để ngăn chặn chiếc SR-71. Ảnh: Wikipedia

“Liên Xô đã có một kế hoạch để đánh chặn chiếc SR-71 bằng cách sử dụng một chiếc MiG-25 ở phía trước, và một ở phía dưới chiếc SR-71, và khi SR-71 băng qua họ sẽ phóng tên lửa. Nhưng do những hạn chế về máy tính, mà điều này không thể thực hiện được. Trước hết, SR-71 bay quá cao và quá nhanh, MiG-25 khó có thể theo kịp. Thứ hai, các tên lửa gần như là vô dụng ở độ cao trên 27.000m, và như bạn đã biết, SR-71 còn bay cao hơn thế. Nhưng ngay cả khi bắt kịp được nó, tên lửa Liên Xô cũng thiếu tốc độ cần thiết để truy đuổi SR-71, chúng dễ dàng bị bỏ xa”, phi công Liên Xô Viktor Belenko – người phản bội lại đất nước mình viết trong cuốn hồi ký. Ảnh: Wikipedia

“Liên Xô đã có một kế hoạch để đánh chặn chiếc SR-71 bằng cách sử dụng một chiếc MiG-25 ở phía trước, và một ở phía dưới chiếc SR-71, và khi SR-71 băng qua họ sẽ phóng tên lửa. Nhưng do những hạn chế về máy tính, mà điều này không thể thực hiện được. Trước hết, SR-71 bay quá cao và quá nhanh, MiG-25 khó có thể theo kịp. Thứ hai, các tên lửa gần như là vô dụng ở độ cao trên 27.000m, và như bạn đã biết, SR-71 còn bay cao hơn thế. Nhưng ngay cả khi bắt kịp được nó, tên lửa Liên Xô cũng thiếu tốc độ cần thiết để truy đuổi SR-71, chúng dễ dàng bị bỏ xa”, phi công Liên Xô Viktor Belenko – người phản bội lại đất nước mình viết trong cuốn hồi ký. Ảnh: Wikipedia

Hơn nữa, tên lửa trên chiếc MiG-25 sẽ không phát huy tác dụng, vì “hầu hết các tên lửa không đối không được tối ưu hóa để cơ động trong không khí dày đặc ở độ cao dưới 9.000m”, cựu phi công SR-71 Blackbird Đại tá Richard Graham giải thích trong cuốn sách của mình: Toàn cảnh Lịch sử SR-71. “Khi tấn công chiếc SR-71 đang bay ở độ cao 22.000m, không khí là quá loãng nên khả năng vận động của tên lửa suy giảm rất nhiều”. Ảnh: Wikipedia

Hơn nữa, tên lửa trên chiếc MiG-25 sẽ không phát huy tác dụng, vì “hầu hết các tên lửa không đối không được tối ưu hóa để cơ động trong không khí dày đặc ở độ cao dưới 9.000m”, cựu phi công SR-71 Blackbird Đại tá Richard Graham giải thích trong cuốn sách của mình: Toàn cảnh Lịch sử SR-71. “Khi tấn công chiếc SR-71 đang bay ở độ cao 22.000m, không khí là quá loãng nên khả năng vận động của tên lửa suy giảm rất nhiều”. Ảnh: Wikipedia

SR-71 có hình dạng máy bay cực kỳ lạ lùng ở thời điểm đó cũng như hiện tại, trông nó toát lên vẻ huyền bí khiến người ta thậm chí liên tưởng tới UFO. Ảnh: Wikipedia

SR-71 có hình dạng máy bay cực kỳ lạ lùng ở thời điểm đó cũng như hiện tại, trông nó toát lên vẻ huyền bí khiến người ta thậm chí liên tưởng tới UFO. Ảnh: Wikipedia

 

Máy bay có chiều dài tới 32,74m, nhưng sải cánh lại ngắn chỉ 16,94m, cao 5,64m, trọng lượng rỗng 30 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 78 tấn. Ảnh: Wikipedia

Máy bay có chiều dài tới 32,74m, nhưng sải cánh lại ngắn chỉ 16,94m, cao 5,64m, trọng lượng rỗng 30 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 78 tấn. Ảnh: Wikipedia

Máy bay trang bị cặp động cơ turbojet có đốt tăng lực lần 2 PW J58 cung cấp lực đẩy 110kN/chiếc cho tốc độ tối đa 3.540km/h ở trần bay 24.000m, trần bay cực đại lên tới 26.000m, tốc độ leo cao 60m/s, tầm bay hơn 5.000km. Ảnh: Wikipedia

Máy bay trang bị cặp động cơ turbojet có đốt tăng lực lần 2 PW J58 cung cấp lực đẩy 110kN/chiếc cho tốc độ tối đa 3.540km/h ở trần bay 24.000m, trần bay cực đại lên tới 26.000m, tốc độ leo cao 60m/s, tầm bay hơn 5.000km. Ảnh: Wikipedia

Dù to lớn như vậy nhưng tải trọng của SR-71 rất khiêm tốn chỉ 1,5 tấn dành để mang các hệ thống camera KA-102A 36-48 để chụp trinh sát cùng các hệ thống trinh sát điện tử, nghe lén bố trí từ đầu tới đuôi. Ảnh: Wikipedia

Dù to lớn như vậy nhưng tải trọng của SR-71 rất khiêm tốn chỉ 1,5 tấn dành để mang các hệ thống camera KA-102A 36-48 để chụp trinh sát cùng các hệ thống trinh sát điện tử, nghe lén bố trí từ đầu tới đuôi. Ảnh: Wikipedia


Thanh Nga (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm