Đòn hiểm của Mỹ khiến trực thăng tối tân nhất Trung Quốc phải nằm đất hơn 10 năm
Kinh ngạc dàn hỏa lực cực mạnh trên đoàn tàu bọc thép của Quân đội Nam Tư / Giải mật vụ tàu tên lửa tấn công nhanh tối tân nhất của Gruzia bị đặc nhiệm Nga phá hủy
WZ-10 là chiếc trực thăng tấn công số 1 của Trung Quốc hiện nay, tính năng kỹ chiến thuật của nó theo đánh giá thì tương đương AH-64 Apache của Mỹ hay Mi-28N Night Hunter của Nga. Không quân Lục quân Trung Quốc đang từng bước xây dựng phi đội WZ-10 với quy mô rất lớn nhằm yểm trợ cho đội hình tiến quân của các đơn vị thiết giáp trong tương lai.
Quay lại lịch sử, trực thăng tấn công WZ-10 của Trung Quốc có nguồn gốc từ chính Văn phòng thiết kế của Tập đoàn Kamov nổi tiếng của Nga. Trong những năm tháng khó khăn của nền kinh tế Nga, các cơ sở sản xuất và thiết kế vũ khí của họ không có việc làm, dẫn tới phải đi "đánh thuê" cho nước ngoài.
Bên cạnh bán sản phẩm nguyên chiếc hay hỗ trợ công nghệ sản xuất các vũ khí cũ, các công trình sư Nga còn tham gia thiết kế những chủng loại vũ khí mới hoàn toàn theo yêu cầu của nước ngoài. Trực thăng WZ-10 của Trung Quốc là một sản phẩm như vậy, khi Bắc Kinh muốn có một máy bay lên thẳng vũ trang tính năng tương đương AH-64 Apache của Mỹ.
Dây chuyền lắp ráp trực thăng tấn công WZ-10 của Trung Quốc. Ảnh: CCTV9.
Trực thăng WZ-10 được thiết kế với hình dáng khí động học hiện đại, cho khả năng cỡ động cao, được tích hợp nhiều vũ khí và hệ thống điện tử tối tân.
Nguyên mẫu đầu tiên của trực thăng WZ-10 đã được Trung Quốc cho ra mắt vào năm 2003, nó được đánh giá đã mang lại một cuộc cách mạng lớn cho nước này.
Tuy nhiên có một vấn đề mà Trung Quốc phải đau đầu, đó là thời điểm đó họ chưa tự chủ được động cơ đủ tin cậy cho chiếc máy bay lên thẳng này. Như một giải pháp "chữa cháy", Trung Quốc đã tìm tới động cơ turbine trục PT6 do Canada sản xuất trong khi chờ đợi sản phẩm nội địa hoàn thiện.
Thiết kế của trực thăng WZ-10 được đánh giá là rất tiên tiến. Ảnh: CCTV9.
Nhưng do áp lực từ phía Mỹ mà Canada đã phải hủy bỏ thương vụ cung cấp động cơ PT6 để Trung Quốc có thể lắp vào trực thăng WZ-10. Đòn hiểm của Mỹ khiến cho phải tới 11 năm sau, tức là năm 2014 thì Không quân Lục quân Trung Quốc mới nhận được chiếc WZ-10 đầu tiên vào biên chế.
Mất hơn 10 năm miệt mài hoàn thiện, cuối cùng Trung Quốc cũng chế tạo thành công động cơ WZ-9 công suất 1.350 mã lực (1.000 kW) đủ đáp ứng yêu cầu về sức đẩy cho WZ-10.
Sau khi vượt qua khó khăn, hiện tại chương trình WZ-10 của Trung Quốc đang được đẩy nhanh tiến độ một cách chóng mặt, dự báo trong tương lai gần số lượng trực thăng WZ-10 sẽ lớn hơn cả AH-64 Apache.
End of content
Không có tin nào tiếp theo