Tại sao máy bay đánh chặn của Nga làm Mỹ và phương Tây "run rẩy" trong nhiều thập kỷ?
Ukraine ‘cải lão hoàn đồng’ xe tăng T-64BV, đối đầu chiến xa Nga / Chuyên gia Nga: Cáo buộc Tổng thống Maduro buôn ma túy là thất bại của Mỹ
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, ngành hàng không của Liên Xô và Mỹ đã từng có giai đoạn “Mỹ-Xô cạnh tranh Mach” trong một thời gian dài. Cả hai nước đều không ngừng nỗ lực để theo đuổi mục tiêu chế tạo máy bay chiến đấu có tốc độ cực hạn.
Tuy nhiên, cả Mỹ và Liên Xô chỉ chế tạo được 3 máy bay thực sự có tốc độ cao, gồm máy bay trinh sát tốc độ cao SR-71 Blackbird của Mỹ, máy bay đánh chặn tốc độ cao MiG-25 Foxbat và máy bay đánh chặn siêu thanh tầm xa MiG-31 của Liên Xô. Khi MiG-25 lần đầu tiên được giới thiệu, nó đã gây sốc cho các nước phương Tây, vì nó có tốc độ tối đa Mach 3.2 và khả năng không chiến nhất định.
Máy bay đánh chặn MiG-25 được coi là "quả lừa" vĩ đại nhất của Liên Xô. Nguồn: news.jxcn. |
Ngày 6/9/1979, Trung úy Viktor Belenko thuộc Trung đoàn 513, Tập đoàn không quân số 11, đóng tại Chuguyevka, Primorsky Krai, phía đông của Liên Xô, đã đào tẩu khỏi quốc gia này cùng chiếc MiG-25. Cuộc đào tẩu thế kỷ của Belenko đã giúp cho phương Tây có cơ hội tiếp cận với các công nghệ quân sự tối mật nhất của Không quân Liên Xô, và sự thật ngỡ ngàng là, các nước phương Tây phát hiện, MiG-25 ngoài tốc độ cao và hoạt động tầm cao thì dường như không còn ưu điểm nào khác. Thân máy bay làm bằng thép không gỉ, hệ thống trang bị điện tử lạc hậu, khả năng cơ động kém, điều này đã phá vỡ “huyền thoại” về MiG-25.
MiG-31 được chế tạo dựa trên phiên bản MiG-25 và đã làm cả thế giới "run rẩy". Nguồn: news.jxcn. |
Để cải thiện tình hình này, Liên Xô sau đó đã phát triển một máy bay đánh chặn mới là MiG-31 dựa trên phiên bản máy bay MiG-25, tốc độ tối đa được giảm từ Mach 3.2 xuống Mach 2.83, nhưng có thể mang radar và hệ thống điện tử hàng không tiên tiến hơn. Thậm chí, MiG-31 còn được gọi là “radar bay” bởi khả năng của hệ thống điện tử hàng không độc nhất của nó. Tổ hợp này cơ bản dựa trên hệ thống giám sát Barrier, được trang bị một ăng-ten mảng pha đầu tiên trên thế giới. Cuối những năm 1980, máy bay MiG-31 đã 2 lần khóa chặt máy bay trinh sát SR-71 Blackbird của Mỹ, điều mà MiG-25 không làm được và cũng biến MiG-31 trở thành một huyền thoại mới của Không quân Liên Xô.
Hiện nay, hầu hết MiG-31 được nâng cấp thành MiG-31BM và MiG-31BSM. Nguồn: news.jxcn. |
Theo thời gian, Không quân Nga đã tiếp tục cải tiến nó, đến nay còn khá ít máy bay MiG-31 thời kỳ đầu, hầu hết chúng đều được nâng cấp thành MiG-31BM với hệ thống điện tử hàng không tiên tiến hơn và phiên bản MiG-31BSM hiện đại nhất. Nhiều đánh giá cho rằng, MiG-31BM bay với tốc độ 2.500 km/h trên độ cao 20.000 m là một kỷ lục mà hầu như không có loại máy bay chiến đầu nào gồm cả F-22, F-35 vượt qua được. Nó được xem là một trong những máy bay tiêm kích đánh chặn nguy hiểm nhất với máy bay ném bom, máy bay cảnh báo sớm của Mỹ
MiG-31 thời kỳ đầu được trang bị tên lửa không đối không R-40 thừa hưởng từ MiG-25. Với tầm bắn 80 km, nó có thể dễ dàng đối phó với tên lửa AIM-7 trang bị trên máy bay chiến đấu phương Tây trong Chiến tranh Lạnh. Đặc biệt, đầu đạn của R-40 nặng 100 kg mang lại sức nổ gấp bốn lần tên lửa không đối không thông thường. Sau khi tiến hành nâng cấp thiết bị của MiG-31, tên lửa R-40 đã được thay thế bằng tên lửa R-33 và R-77 hiện đại hơn.
MiG-31 mang theo tên lửa siêu thanh Kinzhal là "ác mộng" cho tàu sân bay Mỹ. Nguồn: news.jxcn. |
Trong số đó, tên lửa không đối không R-33S, phiên bản cuối cùng của R-33 có tầm bắn tới 300 km, gấp ba lần tầm bắn của tên lửa AIM-120C được hầu hết các máy bay chiến đấu phương Tây hiện đại mang theo. R-77 được phát triển để thay thế R-27 và được trang bị vào giai đoạn cuối Chiến tranh Lạnh, tầm bắn 110 km.
Đến nay, MiG-31 còn có một nhiệm vụ mới, đó là mang theo tên lửa siêu thanh Kinzhal (dao găm). Một chiếc MiG-31 có thể mang theo một quả tên lửa Kinzhal, sau khi bay với tốc độ tối đa Mach 2,83, nó sẽ phóng tên lửa Kinzhal có thể đạt tới tốc độ tối đa Mach 10. Mục tiêu của tên lửa này là các để tấn công các mục tiêu chiến lược hoặc chiến thuật trên mặt đất, nhóm tác chiến tàu sân bay.
Trong tương lai, MiG-31 sẽ hoạt động với tư cách là "xạ thủ" tầm xa, và có vai trò quan trọng tương tự pháo tự hành trong lực lượng Lục quân, MiG-31 vẫn sẽ tiếp tục là máy bay đánh chặn tầm xa của Không quân Vũ Trụ Nga và dự kiến sẽ được duy trì cho tới những năm 2030.
End of content
Không có tin nào tiếp theo