Quốc tế

Tại sao Mỹ lại cần START mới?

Vài năm trước, Mỹ tỏ ra thờ ơ với việc gia hạn hoặc ký mới Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START) với Nga, khi START-3 sẽ hết hạn vào ngày 5/2/2021 sau 1 lần gia hạn. Tuy nhiên, gần đây, Washington đã thay đổi quan điểm và tỏ ra rất mặn mà với việc sớm ký START mới với Moscow vì điều này giúp đảm bảo an ninh chiến lược cho Mỹ.

Lầu Năm Góc triển khai vũ khí hạt nhân mới / Nga sẵn sàng thảo luận vũ khí tối tân trong START mới, nhưng Mỹ vẫn phớt lờ

START giúp đảm bảo an ninh chiến lược cho Mỹ

Theo đánh giá của chuyên gia về vũ khí hạt nhân hàng đầu của phương Tây Hans M. Christensen, nhờ quy định của START-3 cả Nga và Mỹ đã duy trì sự ổn định về mặt số lượng của kho vũ khí hạt nhân chiến lược. Điều này giúp cả Moscow và Washington có thêm nguồn lực dành cho các ưu tiên quốc phòng khác.

Chuyên gia Hans M. Christensen cho biết, kho vũ khí hạt nhân của Mỹ tính tới thời điểm năm 2020 vẫn được duy trì ổn định ở mức 3.800 đầu đạn, gồm 1,750 đầu đạn ở trạng thái chiến đấu và 2.050 đầu đạn được niêm cất. Những con số trên chứng minh Mỹ rất tuân thủ START-3. Điều này giúp Washington tiết kiệm được đáng kể nguồn lực cho các dự án quốc phòng ưu tiên hơn.

Tại sao Mỹ lại cần START mới?
Tại sao Mỹ lại cần START mới?

Trong vài thập niên qua, START chính là định chế giúp cân bằng chiến lược giữa Nga và Mỹ, cũng như đảm bảo an ninh toàn cầu.

Thông qua cơ chế kiểm tra chéo thường niên, với START-3, Mỹ được phép giám sát kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Nga để duy trì cân bằng cán cân chiến lược. Theo START-3, Nga nhiều năm qua duy trì khoảng 2.100 và Moscow không có kế hoạch tăng cường số lượng đầu đạn dù có đủ nguyên vật liệu phóng xạ để nâng số lượng đầu đạn lên gấp nhiều lần.

Chính nhờ START-3, Mỹ trong thập niên qua đã có đủ nguồn lực dành cho các chương trình phát triển vũ khí thông thường hiện đại để duy trì vị thế siêu cường. Chính sách vũ khí hạt nhân của Mỹ chỉ thay đổi vào năm 2018, sau khi Nga công bố hàng loạt vũ khí siêu vượt âm hiện đại vốn không bị ràng buộc bởi START. Chiến lược phát triển thế hệ dòng đầu đạn hạt nhân hiệu suất thấp W76-1 với sức công phá chỉ khoảng 7 Kilotone (7.000 tấn thuốc nổ TNT) thay vì hàng trăm Kilotone hay Megatone như các loại đầu đạn truyền thống hay kế hoạch nâng cấp quy mô lớn kho vũ khí hạt nhân trị giá tới hơn 1.000 tỷ USD trong vài thập niên tới chính là để đáp ứng linh hoạt với những mối đe dọa trong tương lai.

Cũng vì Nga công bố hàng loạt loại vũ khí siêu vượt âm mới có khả năng phá vỡ thế cân bằng chiến lược hạt nhân đã được duy trì nhờ START-3, Mỹ đã phải tính tới việc ràng buộc Nga thông qua START mới. Điều này giúp làm sáng tỏ việc tại sao Washington gần đây lại thay đổi thái độ với Nga liên quan tới việc ký kết START mới.

Nỗi sợ không mới

Liên quan tới vấn đề vũ khí hạt nhân của Nga, trong phiên họp của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Vấn đề an ninh quốc tế và không phổ biến vũ khí hạt nhân, Christopher Ford cho biết, Moscow đang phát triển thế hệ vũ khí hạt nhân mới ưu việt hơn và không có loại tương tự ở Mỹ. Trước vấn đề này, hàng loạt Thượng nghị sĩ Mỹ đã yêu cầu tình báo Mỹ phải có một đánh giá tổng thể về năng lực vũ khí hạt nhân của Mỹ cho tới thời điểm START-3 hết hiệu lực vào năm 2021.

 

Theo quy định của START-3, nếu Nga và Mỹ không đạt được đồng thuận về việc gia hạn hiệp ước, “hòn đá tảng” của an ninh thế giới sẽ không còn hiệu lực sau 15 tháng. Điều này đồng nghĩa với việc Nga sẽ không còn bị ràng buộc và tự do phát triển các loại vũ khí tiến công chiến lược mới.

Sự xuất hiện của các loại vũ khí siêu vượt âm mới của Nga đã khiến Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán về START mới.

“Chúng tôi tin rằng kịch bản Nga không còn bị ràng buộc bởi START sẽ mang lại những hậu quả tiêu cực về dài hạn cho an ninh chiến lược của Mỹ”, ông Christopher Ford nhận định.

Mối quan ngại của Mỹ hoàn toàn có cơ sở với hàng loạt các loại vũ khí mới được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố trong Thông điệp liên bang năm 2018. Từ thời điểm đó, toàn bộ chiến lược hạt nhân của Mỹ đã phải thay đổi, nhưng vẫn không thể tìm được điểm cân bằng như thời điểm trước đó.

Các loại vũ khí mới của Nga mà Mỹ không có đối trọng như: Tên lửa Zircon, Kalibr-M, thiết bị lặn tự hành Poseidon, phương tiện lượn siêu thanh Avangard… không hề bị giới hạn bởi START. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Nga vượt lên sở hữu các loại vũ khí hạt nhân có chất lượng vượt trội so với Mỹ. Chính vì thế, Mỹ cần hiệp ước mới để kiềm chế Nga phát triển và triển khai các loại vũ khí tương tự. Cùng với đó, cũng không loại trừ khả năng Washington sẽ đưa ra đề xuất việc bổ sung thêm các siêu cường mới ràng buộc bởi START, trong đó có Trung Quốc.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm