Quốc tế

Tại sao tên lửa Iran không cần đến GPS vẫn có thể tấn công Israel?

Theo truyền thông Iran, tất cả các dòng tên lửa tấn công của nước này được chế tạo trong hơn 10 năm qua đều không sử dụng hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS của Mỹ.

Tên lửa SM-6 của Mỹ lập kỳ tích đánh chặn / Tiêm kích F-15EX 'lột xác' nhờ hệ thống tác chiến điện tử cực mạnh

Theo Sputnik, lực lượng phòng vệ Israel (IDF) được cho là đã làm nhiễu tín hiệu dẫn đường vệ tinh GPS trên toàn quốc. Động thái này được cho là nhằm chuẩn bị cho khả năng Iran, hoặc các nhóm vũ trang người Shiite tấn công trả đũa sau vụ ám sát các tướng lĩnh cấp cao Iran ở thủ đô Damascus của Syria hôm 1/4.

Về phía Iran, Tehran cũng báo hiệu những nỗ lực của Israel nhằm gây nhiễu GPS là vô ích, vì không có tên lửa nào do nước này chế tạo trong suốt 12 năm qua sử dụng hệ thống định vị vệ tinh GPS.

Các quan chức quân sự Israel cảnh báo Iran có thể thực hiện động thái đáp trả vụ tấn công vào lãnh sự quán nước này tại Syria sau ngày 12/4. (Ảnh: Reuters)

Các quan chức quân sự Israel cảnh báo Iran có thể thực hiện động thái đáp trả vụ tấn công vào lãnh sự quán nước này tại Syria sau ngày 12/4. (Ảnh: Reuters)

Không cần GPS vẫn đánh trúng mục tiêu

Chuyên gia về tên lửa người Nga Konstantin Sivkov cho biết, bình luận của Iran về năng lực tên lửa nước này không phải là cường điệu. Dẫn chứng rõ nhất là các tên lửa Tomahawk đầu tiên do Mỹ sản xuất vẫn tấn công chính xác mục tiêu trước khi GPS xuất hiện.

“Có một hệ thống định vị của Mỹ gọi là TERCOM (Terrain contour matching - dẫn đường khớp địa hình). TERCOM giúp tên lửa bay đến đúng mục tiêu bằng hệ thống dẫn đường được tích hợp sẵn trên tên lửa", ông Sivkov nói.

Cũng theo chuyên gia Nga, khi đến gần một địa điểm điều chỉnh nhất định, tên lửa này sẽ bật máy đo độ cao vô tuyến (RALT). Tên lửa đi sát địa hình bằng máy đo độ cao vô tuyến cho phép nó chụp ảnh địa hình ở một độ cao nhất định. Sau đó hệ thống điều khiển trên tên lửa Tomahawk sẽ đối chiếu địa hình mà nó chụp được với địa hình có bộ điều khiển và xác định vị trí của tên lửa với độ sai lệch chỉ trong vài mét.

Toàn bộ quá trình này sẽ được tên lửa thực hiện trong suốt hành trình bay đến mục tiêu và sử dụng nhiều mốc địa hình khác nhau để đảm bảo nó đang đi đúng hướng. Khi đến gần mục tiêu, tên lửa sẽ nâng độ cao và nhờ vào radar hoặc hệ thống quan sát quang điện tử để xác định vị trí một lần nữa. Độ chính xác của hệ thống dẫn đường kiểu này chỉ sai lệch từ 5 đến 10m.

 

ÔNg Sivkov cho biết thêm, khi GPS bắt đầu hoạt động vào những năm 1990, quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng nó để điều chỉnh quỹ đạo của tên lửa trong trường hợp có những thay đổi khẩn cấp về nhiệm vụ, mục tiêu và vị trí. Theo chuyên gia này, GPS cho phép bộ điều khiển thực hiện các điều chỉnh đối với nhiệm vụ của tên lửa, trong khi hệ thống TERCOM sử dụng dữ liệu được tải lên ban đầu.

"Tuy nhiên, hệ thống TERCO vẫn tồn tại và Iran đang sử dụng nó. Ngay cả quân đội Nga cũng sử dụng hệ thống như vậy và điều này khá khả thi", ông Sivkov nhấn mạnh.

Tên lửa Iran không cần đến GPS để tấn công chính xác các mục tiêu của Israel. (Ảnh: AP)

Tên lửa Iran không cần đến GPS để tấn công chính xác các mục tiêu của Israel. (Ảnh: AP)

Tên lửa Iran từng tấn công chính xác căn cứ Mỹ

 

Theo chuyên gia Sivkov, tên lửa do Iran sản xuất sử dụng TERCOM có ​​thể dễ dàng bắn trúng các mục tiêu nằm trong tầm hoạt động của tên lửa ở Trung Đông.

"Độ chính xác của tên lửa Iran sử dụng để đáp trả vụ ám sát tướng Qassem Soleimani là 10 - 15 mét xét về xác suất sai số vòng tròn. Đây là kết quả tuyệt vời đối với tên lửa đạn đạo tầm trung. Thông số này thậm chí còn tương đương với tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga", ông Sivkov nói.

Trong cuộc tấn công trả thù cho cái chết của tướng Soleimani, quân đội Iran đã bắn hơn 12 tên lửa đạn đạo vào căn cứ không quân al-Asad của Mỹ ở tỉnh Al Anbar, phía tây Iraq, cũng như một căn cứ không quân khác ở Erbil, nơi có binh sĩ Mỹ đồn trú. Theo báo chí Mỹ, không có lính Mỹ nào thiệt mạng trong cuộc tấn công.

Tướng Soleimani bị ám sát trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ khi ông đang di chuyển từ sân bay quốc tế Baghdad vào ngày 3/1/2020.

Cuộc tấn công đáp trả của Iran phần lớn mang tính biểu tượng, với việc Bộ trưởng Ngoại giao Iran lúc đó là Mohammed Javad Zarif nói rằng Tehran không "tìm cách leo thang hay chiến tranh, nhưng sẽ tự vệ trước bất kỳ hành động gây hấn nào".

 

Lính Mỹ đứng giữa thiệt hại tại căn cứ không quân Ain al-Asad, ở Anbar, Iraq sau vụ tấn công bằng tên lửa Iran vào tháng 1/2020. (Ảnh: AP)

Lính Mỹ đứng giữa thiệt hại tại căn cứ không quân Ain al-Asad, ở Anbar, Iraq sau vụ tấn công bằng tên lửa Iran vào tháng 1/2020. (Ảnh: AP)

Hôm 1/4, một cuộc không kích vào Đại sứ quán Iran ở Damascus đã khiến 12 người thiệt mạng, trong đó có Tướng Mohammad Reza Zahedi, chỉ huy Lực lượng Quds, phó chỉ huy Mohammad Hadi Hajriahimi và 5 sĩ quan khác.

Mặc dù Israel không chính thức nhận trách nhiệm về vụ tấn công, nhưng nhận xét của các quan chức quân sự Israel sau đó cho thấy Tel Aviv đứng sau hoạt động quân sự này. Do đó, người phát ngôn quân đội IDF, Chuẩn đô đốc Daniel Hagari đã vội vàng đưa ra tuyên bố rằng các tòa nhà đại sứ quán Iran trên thực tế là cơ sở quân sự.

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tuyên bố vào ngày 3/4 rằng Tehran sẽ có hành động đáp trả tương xứng cuộc tấn công.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm