Quốc tế

Su-35 sẽ tiêu diệt F-16 từ khoảng cách 400 km

Trận chiến trên không sắp tới ở Ukraine giữa Su-35 với F-16 sẽ là màn đọ sức của hai loại tên lửa R-37M với AIM-120 AMRAAM.

Nga tung đòn trả đũa lớn đáp trả việc Ukraine tấn công các cơ sở năng lượng và dầu khí / Lô pháo tự hành 2S19M1 Msta-S và 2S3M Akatsiya 'sửa đổi đặc biệt' được bàn giao

Không quân Ukraine dự kiến sẽ nhận những tiêm kích F-16 đầu tiên trong khoảng 1 - 2 tháng tới. Hiện tại ở Đan Mạch, khoảng 50 kỹ thuật viên Ukraine đang được đào tạo về bảo trì, sửa chữa máy bay cũng như xử lý các bộ vũ khí của họ.

Bên cạnh đó, một số lượng tương đương phi công Ukraine đang tích cực huấn luyện làm chủ chiếc chiến đấu cơ này trên lãnh thổ nhiều quốc gia phương Tây, nhiều người đã có chứng chỉ tốt nghiệp.

Không quân Ukraine chuẩn bị đưa tiêm kích F-16 vào trận chiến.

Không quân Ukraine chuẩn bị đưa tiêm kích F-16 vào trận chiến.

"Tuy vậy, việc đưa máy bay chiến đấu F-16 lên không trung sẽ vô cùng khó khăn. Các căn cứ sẽ trở thành mục tiêu chính cho các cuộc tấn công của Nga, bản thân các máy bay sẽ bị hệ thống phòng không Nga theo dõi".

"Bên cạnh đó, việc sửa chữa F-16 sẽ gặp nhiều thách thức và thậm chí việc sử dụng đường băng không được chuẩn bị trước có thể làm tê liệt các máy bay nhạy cảm", ấn phẩm Politico viết trong một bài xã luận.

Ông Tom Richter - một cựu phi công Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, nói rằng các máy bay Liên Xô vẫn còn trong Không quân Ukraine (đến đầu năm 2024, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ước tính số lượng ở mức 78 chiếc) bao gồm tiêm kích Su-27 và MiG-29, máy bay ném bom Su-24M và cường kích Su-25.

Chúng có thể cất cánh từ những sân bay được bảo trì kém và yêu cầu ít hơn. Ví dụ, cửa hút gió của F-16 được đặt ở vị trí thấp phía trên đường băng, phải sạch hoàn toàn để máy bay một động cơ không "nuốt" mảnh vụn.

Tờ New York Times nhận xét, có hai cách thoát khỏi tình huống này đang được xem xét, trong đó bao gồm phương án cử các "nhà thầu quân sự" NATO tới Ukraine để phục vụ F-16.

 

Chuyên gia quân sự Justin Bronk thuộc Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia (RUSI) ở London nói thêm, những người này nên ở lại Ukraine cho đến khi có đủ kỹ thuật viên Ukraine để bảo trì máy bay đúng cách, điều này có thể mất vài năm.

Phương án thứ hai là sử dụng sân bay quân sự trên lãnh thổ các nước NATO để triển khai F-16, đó có thể là căn cứ không quân Fetesti của Romania, nơi các phi công Ukraine hiện đang được đào tạo.

Tuy nhiên, việc F-16 cất cánh từ lãnh thổ NATO đồng nghĩa với việc Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột Ukraine. Tổng thống Vladimir Putin từng cảnh báo cả F-16 và các sân bay của chúng sẽ là mục tiêu của Quân đội Nga.

Ấn phẩm Bulgarian Military viết rằng nếu F-16 tham chiến, chúng có thể bị tiêu diệt bởi tên lửa R-37M phóng từ Su-35. Theo thông số kỹ thuật, R-37M di chuyển với tốc độ Mach 6 và tầm bắn lên tới 400 km.

Vũ khí tương đương, gần nhất với R-37M là AIM-120 AMRAAM của Mỹ, sẽ được cung cấp cùng với F-16 có tầm bắn tối đa chỉ là 160 km ở phiên bản AIM-120D.

 

Tên lửa không đối không tầm xa R-37M trên tiêm kích Su-35.

Tên lửa không đối không tầm xa R-37M trên tiêm kích Su-35.

Về tên lửa R-37M, ban đầu nó được phát triển cho một loại máy bay khác - MiG-31BM. Tiêm kích đánh chặn siêu thanh này được trang bị radar N007 Zaslon.

Tuy nhiên trên chiến trường Ukraine, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga tích cực sử dụng R-37M trên tiêm kích Su-35 được trang bị radar N035 Irbis. Điều này cho phép họ bắn hạ nhiều chiếc MiG-29 và Su-27 của Ukraine.

Với công suất cực đại 400 kW, Zaslon mạnh hơn nhiều so với Irbis (20 kW). Zaslon là radar mảng pha cho phép nó quét một khu vực rộng lớn và theo dõi nhiều mục tiêu cùng một lúc.

Điều này tạo ra lợi thế đáng kể so với Ibris - loại có ăng ten mảng pha quét điện tử thụ động. Một radar như vậy chỉ có thể tập trung vào một mục tiêu.

 

Zaslon-M cho phép phát hiện mục tiêu ở khoảng cách xa và tăng độ chính xác. Điều này cũng cho phép radar vượt qua tác chiến điện tử hiệu quả hơn, giúp nó ổn định hơn trong điều kiện chiến đấu, tờ Bulgarian Military nhận xét.

Nhờ đó mà tên lửa R-37M có thể được phóng từ cự ly xa hơn, đảm bảo tiêu diệt các mục tiêu của Ukraine. Hiện vẫn chưa rõ tầm bắn của R-37M sẽ được tăng lên như thế nào (chính xác hơn là được đưa lên mức 400 km đã nêu) để bắn trúng F-16 trong khi vẫn ở ngoài vùng tiêu diệt của AIM-120 AMRAAM.

Để tăng hiệu quả cho tên lửa, tiêm kích MiG-31BM hoặc máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không như A-50U sẽ được sử dụng để dẫn đường cho tên lửa R-37M.

Hơn nữa, việc Ukraine không có hệ thống phòng không tầm xa ở khu vực tiền tuyến sẽ cho phép máy bay trinh sát Nga hoạt động tương đối thoải mái, cho dù đã có ít nhất 2 chiếc A-50U bị bắn rơi.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm