Tại sao tên lửa TOW Mỹ dù tuổi cao vẫn đang là nỗi ác mộng cho xe tăng?
Không phải loại tên lửa hiện đại Javelin mà chính tên lửa chống tăng TOW Mỹ cung cấp cho các đồng minh mới là nỗi ác mộng cho các loại xe tăng đối phương.
Su-34 và Tu-22M3 của Nga sẽ được trang bị tên lửa siêu thanh Ostrota từ năm 2023 / Ít nhất 5 UAV Bayraktar TB2 đã bị hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S của Nga ở Syria phá hủy
Số lượng lớn, giá thành rẻ, uy lực mạnh, tên lửa chống tăng TOW đang là nỗi khiếp sợ cho lực lượng tăng thiết giáp khi đối mặt với chúng.
Hiện loại vũ khí này đang được sử dụng tại chiến trường Syria, tên lửa TOW trong tay các lực lượng đối lập thân Mỹ đã tiêu diệt nhiều xe tăng do Nga cung cấp cho quân chính phủ Syria.
Ước tính đã có hàng trăm xe tăng và thiết giáp của quân đội Syria bị tên lửa chống tăng TOW trong tay lực lượng đối lập tiêu diệt.
Theo các nguồn tin quân địa phương, Mỹ đã cung cấp một số lượng rất lớn tên lửa chống tăng TOW cho lực lượng dân quân người Kurd cũng như các cánh quân đối lập tại Syria.
Ngoài ra cũng có thông tin từ phe ly khai Ukraine cho biết tên lửa TOW đã xuất hiện tại chiến trường miền Đông, trong tay lực lượng quân chính phủ để bắn vào xe tăng của họ. Tuy nhiên Kiev chưa lên tiếng xác nhận sự việc.
Phía Mỹ đã cung cấp một số chủng loại vũ khí cho Ukraine trong đó có cả tên lửa chống tăng Javelin, tuy nhiên chưa có báo cáo công khai về việc Washington cung cấp tên lửa TOW cho Kiev.
Một số nhà phân tích cho rằng có thể một số chủng loại vũ khí được cung cấp cho Ukaine nhưng không được Mỹ công khai, diển hình như súng bắn tỉa hiện đại M110A1. Hình ảnh binh sĩ quân chính phủ Ukraine đang tập bắn với súng bắn tỉa M110A1.
Nếu Ukraine có trong tay tên lửa chống tăng TOW, đây sẽ là bất lợi không nhỏ cho lực lượng tăng thiết giáp của phe ly khai miền Đông nước này.
Ra đời từ thập niên 1970, tên lửa chống tăng BGM-71 TOW của Mỹ hiện vẫn được coi là một vũ khí cực kỳ nguy hiểm.
Tên lửa này lần đầu tiên được triển khai tại chiến trường Việt Nam, cho tới nay chúng đã xuất hiện trên nhiều điểm nóng của thế giới.
Các phiên bản của TOW được phát triển sau này là: TOW 2A (BGM-71E), sản xuất vào năm 1987 với hơn 118.000 quả được bán ra; TOW 2B (BGM-71F), sản xuất vào năm 1991 với trên 40.000 quả được bán ra.
Tên lửa TOW được trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn 2 tầng ATK. Khi bắn các xạ thủ quan sát và dẫn đường đường bay cho tên lửa đến hủy diệt các mục tiêu thông qua kính viễn vọng.
Phạm vi tấn công tối đa của phiên bản TOW 2B mới nhất lên tới 4.200m. Ngoài ra, TOW được nâng cấp để đủ sức xuyên thủng xe tăng bọc giáp phản ứng nổ ERA.
Hiện TOW là loại tên lửa chống tăng được sử dụng rộng rãi nhất trong quân đội Mỹ cũng như các quốc gia NATO khác.
Phiên bản TOW 2B được trang bị đầu đạn kép có thể vô hiệu hóa loại giáp phản ứng nổ của các xe tăng hiện đại và khả năng xuyên phá vỏ thép lên tới 900mm.
Ngoài phiên bản với chân đế cố định, TOW có thể triển khai trên xe jeep, xe thiết giáp giúp tăng tính cơ động.
Mặc dù ra đời đã lâu nhưng những tên lửa TOW vẫn là nỗi ác mộng của xe tăng hiện tại.
Với những gì đã thể hiện trên chiến trường Syria vừa qua, TOW được đánh giá là một trong những tên lửa chống tăng đáng sợ nhất trong lịch sử.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo