Tên lửa Meteor giúp tiêm kích Châu Âu dễ dàng đánh bại Su-35 và Su-57?
'Vua tác chiến' Su-35 của Nga vượt trội 'chim ăn thịt' F-22 / Tiêm kích Su-34 có thể được trang bị tên lửa siêu thanh Dagger
Tờ Der Spiegel của Đức cho biết, phi đội tiêm kích Eurofighter Typhoon của nước này đã hoàn thành trang bị hệ thống tên lửa đối không ngoài tầm nhìn MBDA Meteor, đây là một phần trong chương trình nâng cấp năng lực chiến đấu với chi phí lên tới 6,5 tỷ USD.
Như vậy hiện tại tất cả các loại tiêm kích thế hệ 4,5 do châu Âu sản xuất bao gồm JAS-39 Gripen, Rafale và mới nhất là Eurofighter Typhoon đã được trang bị vũ khí không chiến cực kỳ lợi hại nói trên.
Chưa dừng lại đó, các tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-35 Lightning II đang và sẽ phục vụ trong thành phần không quân các quốc gia châu Âu dự kiến cũng sẽ nhận vũ khí này vào năm 2024, hiện tại việc viết phần mềm để tương thích nền tảng đang được triển khai.
Với tên lửa Meteor, không quân châu Âu dược cho là sẽ giành lợi thế tuyệt đối trước những loại chiến đấu cơ do Nga chế tạo, đặc biệt là Su-30SM, Su-35S hay thậm chí cả tiêm kích tàng hình Su-57.
Nhà sản xuất giới thiệu, Meteor là loại tên lửa không đối không có điều khiển ngoài tầm nhìn (BVRAAM – Beyond Visual Range Air-to-Air Missile) cực kỳ tiên tiến.
Đây là sản phẩm của liên doanh Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha và Anh, trong đó MBDA – một công ty chế tạo vũ khí có trụ sở tại Anh là nhà thầu chính.
Tên lửa Meteor được trang bị động cơ phản lực tĩnh siêu âm tiêu thụ ít nhiên liệu đẩy hơn nhờ khả năng hoạt động linh hoạt, vừa là động cơ phản lực trong môi trường khí quyển, vừa là tên lửa đẩy trong môi trường không gian.
Điều này khiến động cơ tên lửa Meteor không cần mang theo nhiều oxy để đốt cháy nhiên liệu hydro lỏng đầu tiên được đưa vào hoạt động.
Tên lửa Meteor có thể dùng để tiêu diệt các loại mục tiêu bay bên ngoài tầm nhìn thẳng, bất kể ngày đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.
Ngoài ra tên lửa Meteor còn có khả năng bảo đảm tốc độ cao trên toàn quỹ đạo và phòng chống tốt trước tác động của các hệ thống tác chiến điện tử phía đối phương.
Điều quan trọng là Meteror không chỉ đạt được sự tuyệt đối về tầm bắn, mà còn có thể kết thúc “cuộc chơi” của máy bay địch một cách vô cùng nhanh chóng.
Điều này có được là nhờ khả năng tập trung đủ năng lượng vào giai đoạn cuối của đường bay để tấn công một mục tiêu cơ động
“Khu vực không thể trốn thoát – No Escape Zone (NEZ)” là thuật ngữ để chỉ khu vực mà trong đó máy bay địch sẽ không thể sử dụng sự nhanh nhẹn thuần túy để tránh tên lửa.
Theo nhà sản xuất, Meteor tạo ra một “Khu vực không thể trốn thoát” lớn gấp 3 lần so với tên lửa thông thường, lên tới trên 100 km trên tầm bắn tối đa 185 km.
Với khả năng bám đuổi mục tiêu, Meteor có khả năng sát thương gấp 5 lần so với các tên lửa thông thường như tên lửa không chiến tầm trung tiên tiến AIM-120 AMRAAM của Mỹ hay R-77 của Nga.
Nhờ động cơ phản lực tĩnh siêu âm có thể điều tiết năng lượng nhiều hơn hoặc ít hơn, Meteor bảo tồn được năng lượng cho đến thời điểm cuối cùng, thay vì tiêu tốn nhiều trong quá trình phóng hoặc giai đoạn hành trình.
Do vậy, khi tiếp cận gần mục tiêu, BVRAAM chỉ cần duy trì tốc độ nhanh hơn, các máy bay mục tiêu hầu như không có cơ hội sống sót.
Trong khi động cơ phản lực tĩnh siêu âm đảm bảo cải thiện tốc độ tiếp cận, tầm bắn và sự nhanh nhẹn, đặc biệt trong giai đoạn cuối cùng quan trọng nhất là tấn công mục tiêu, một hệ thống liên kết dữ liệu trên máy bay sẽ cho phép Meteor cập nhật thông tin khi tiếp cận đối tượng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?