Tận mục ưng biển MV-22 của Thủy quân Lục chiến Mỹ
Dù sở hữu thiết kế siêu dị, nhưng MV-22 Osprey vẫn được đánh giá vẫn là một trong những dòng máy bay vận tải đa năng thành công nhất của Quân đội Mỹ trong 10 năm trở lại gần đây.
Mỹ tiếp cận, kêu gọi binh sĩ Venezuela đào ngũ / Đức sản xuất tổng cộng bao nhiêu tên lửa V-2 trong CTTG 2?
Thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1989, đến nay Quân đội Mỹ đã có trong tay hơn 200 chiếc MV-22 Osprey với nhiều biến thể khác nhau và phục vụ chủ yếu trong lực lượng Thủy quân Lục chiến và Không quân. Nguồn ảnh: USMC.
Trong quá khứ, khi phát triển dự án Osprey trong những năm 1980, liên doanh Bell Helicopter và Bell Helicopter đã phải đối mặt với vô vàn các khó khăn về kỹ thuật để có thể hiện thực hoá ý tưởng tưởng chế tạo một chiếc máy bay đa năng có thể cất cánh như trực thăng và bay với tốc cao như máy bay cánh bằng. Nguồn ảnh: USMC.
Trong suốt quá trình thử nghiệm Osprey, đã xảy ra hàng chục tai nạn cướp đi sinh mạng của 30 người, tuy nhiên Lầu Năm Góc quyết không từ bỏ chương trình này và MV-22 Osprey đã ra đời như một thành quả xứng đáng cho quá trình nghiên cứu kéo dài gần 30 năm. Nguồn ảnh: USMC.
Thậm chí tới khi được đưa vào trang bị chính thức, không phải lính Mỹ nào cũng tin tưởng vào khả năng MV-22 Osprey. Nhưng sau các cuộc xung đột suốt từ đầu thế kỷ 21 có sự hiện diện của nước Mỹ cho tới nay, người ta nhận ra rằng MV-22 Osprey có tỷ lệ tai nạn và bị bắn hạ thấp nhất trong số tất cả các loại trực thăng còn lại được Mỹ sử dụng trên chiến trường. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Về thiết kế máy bay MV-22 Osprey là sự lai ghép đặc tính của trực thăng và máy bay cánh bằng dùng động cơ cánh quạt. Thiết kế này giúp MV-22 vừa có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng như trực thăng ở bất kỳ đâu, nhưng lại vừa có khả năng bay tốc độ cao, tầm xa như máy bay cánh bằng. Nguồn ảnh: Airshow Stuff.
Đây được xem là loại phương tiện bay kỳ lạ, khi có khả năng bẻ các động cơ cánh quạt vuông góc 90 độ cực độc, kết hợp với đó là hai động cơ Rolls Royce-Allison AE1107C có công suất 6.150 mã lực/chiếc cho phép MV-22 dễ dàng đạt được tốc độ 560 km/h - nhanh hơn mọi loại trực thăng hiện tại đang được sử dụng trên thế giới. Nguồn ảnh: Bary Griffiths.
Khi cất cánh, 2 động cơ cánh quạt này xoay theo hướng dọc để nâng chiếc máy bay lên. Với cách này, máy bay cất cánh hoặc hạ cánh như một chiếc trực thăng ở bất kỳ đâu, không cần sân bay chỉ cần một diện tích vừa đủ. Nguồn ảnh: USMC.
Khi bay hành trình, MV-22 xoay ngang cánh quạt cho phép nó hoạt động như máy bay cánh bằng dùng động cơ cánh quạt thông thường. Tốc độ tối đa của MV-22 lên tới 509km/h, đây là con số mà trực thăng thông thường chưa bao giờ đạt tới được. Nguồn ảnh: Wikipedia.
MV-22 Osprey có khả năng mang được tối đa 24 lính Thuỷ quân Lục chiến Mỹ với đầy đủ trang thiết bị. Với tốc độ bay nhanh gấp hai lần trực thăng thông thường, MV-22 Osprey rõ ràng là một loại vũ khí lợi hại trong tay Thuỷ quân Lục chiến Mỹ khi nó có thể giúp lực lượng này có mặt nhanh chóng ở bất cứ đâu. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Ngoài khả năng vận chuyển binh sĩ, MV-22 còn có thể mang theo tới 9 tấn hàng hóa với khoang chứa hàng khá rộng. Tầm bay của MV-22 có thể đạt 1.627km với trần bay 7.620m. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Ở một số biến thể “ưng biển” còn được vũ trang với pháo tự động, rocket và cả tên lửa chống tăng. Trong ảnh là một chiếc MV-22 đang vận chuyển lựu pháo M777. Nguồn ảnh: USMC.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo