Quốc tế

Tàu khu trục hàng trăm triệu USD của Anh biến mất chỉ vì một "con cá"

Tên lửa "Cá chim" do Pháp chế tạo đã khẳng định sức mạnh trong cuộc chiến tranh Malvinas giữa Quân đội Anh và Argentina năm 1982, khi đó một quả tên lửa nhỏ bé này đã đánh chìm tàu khu trục trị giá hơn 200 triệu USD của Anh.

Tiết lộ "động trời" vụ Anh bí mật ký thỏa thuận hạt nhân với Mỹ / Anh bất lực trong việc ngăn cản Tu-95

Ở biển xanh có một loài cá có thể bay, chúng có thể bay lướt về phía trước 150-200 m với tốc độ 20 m/s và bay ở độ cao 5-10 m, loài cá này cũng chính là cảm hứng để ngành công nghiệp quân sự Pháp chế tạo ra một loại tên lửa chống hạm có thể bay ở độ cao thấp để tránh radar đối phương phát hiện.

Tên lửa chống hạm "Cá chim" do Pháp chế tạo. Nguồn: eastday.com.

Các tên lửa chống hạm trước đây mặc dù uy lực mạnh, nhưng chúng lại bay quá cao, điều này làm cho chúng nhanh chóng bị radar đối phương phát hiện, do vậy tỷ lệ trúng đích tương đối thấp. Trên thực tế, do ảnh hưởng của bề mặt trái đất, phạm vi phát hiện của radar tàu mặt nước trước đây là khoảng 20 km, và khu vực mù tương đối lớn.

Nếu độ cao của tên lửa chống hạm đủ thấp, nó có thể tránh bị radar phát hiện, Pháp đã bắt chước kiểu bay của loài cá bay và phát triển một tên lửa không đối hạm có độ cao bay cực thấp. Loại tên lửa này khi bay trên biển trông giống như một con cá lớn, vì vậy nó được đặt tên là tên lửa tên lửa không đối hạm “Cá chim” (Flying fish).

Tên lửa “Cá chim” chính thức được khẳng định sức mạnh khi nó lập công lớn trong cuộc chiến giữa Argentina và Anh liên quan đến đảo Malvinas năm 1982. Ngày 2/4/1982, quân đội Argentina đánh chiếm đảo Malvinas. Nhưng quân đội Anh dựa vào sức mạnh vượt trội về không quân và hải quân đã nhanh chóng thu hồi được đảo. Đáng chú ý, trong tác chiến, Hải quân Anh đã nhận một “đòn đau” từ Hải quân bị Argentina.

Tên lửa "Cá chim" được khẳng định "tên tuổi" trong chiến tranh Malvinas năm 198. Nguồn: Eastday.com.

Sau khi quân đội Argentina chiếm được đảo Malvinas, Chính phủ Anh của “Bà đầm thép” Margaret Thatcher nhanh chóng đưa ra quyết định, thành lập một hạm đội hỗn hợp đặc nhiệm gồm 100 chiến hạm các loại, bao gồm cả chiếc tàu ngầm hạt nhân “Kẻ chinh phục” (Conquer) và 2 chiếc tàu sân bay đang hoạt động tại Bắc Đại Tây Dương, tiến xuống phía nam để chiếm lại đảo Malvinas.

Trong một cuộc tấn công của hạm đội Anh nhằm vào Hải quân Argentina, tuần dương hạm hạng nhẹ mang tên “Tướng Belglano”, có lượng dẫn nước tới trên 13.000 tấn đã bị “Kẻ chinh phục” của Anh đánh chìm, 323 binh lính và sĩ quan bị chết, đây là tổn thất lớn nhất đầu tiên ngay khi mới mở màn chiến tranh Malvinas của Hải quân Argentina, và cũng là sự kiện gây tử thương cho thủy thủ trên chiến hạm lớn nhất trong suốt 10 tuần lễ chiến tranh Malvinas.

 

Tuần dương hạm hạng nhẹ mang tên “Tướng Belglano” bị đánh chìm. Nguồn: eastday.com.

Ngay sau đó, Argentina đã tiến hành “báo thù” và ngày 4/5/1982, Không quân Argentina mở màn chiến dịch phục thù, chiến đấu cơ Supercolors của Không quân Argentina sử dụng một quả tên lửa không đối hạm “Cá chim” trị giá 200.000 USD phóng trúng, nhấn chìm chiếc khu trục hạm trang bị tên lửa đạn đạo của Hải quân Anh mang tên “Sheffield” với giá 250 triệu USD. Tên lửa này được phóng khi ở khoảng cách 45 km, sau đó đã giảm độ cao bay từ từ 15 m xuống còn 3-5 m so với mực nước biển khi ở khoảng cách khoảng 10 km so với mục tiêu, radar của Anh hoàn toàn “bó tay” trước tên lửa “Cá chim”.

Sự kiện “Khu trục hạm Sheffield” khiến Tư lệnh hạm đội Đặc nhiệm hỗn hợp Anh Woodward phát hoảng, e sợ bị “Cá chim” Pháp tiếp tục “bổ” chìm, nên vội hạ lệnh cho mấy chiếc tàu sân bay lảng ra càng xa hải vực càng tốt. Kể từ đó, tên lửa “Cá chim” trở thành nỗi kinh hoàng cho các tàu mặt biển trên thế giới trong một thời gian dài.

Tên lửa "Cá chim" được phóng từ tàu mặt nước. Nguồn: eastday.com.

Tên lửa “cá chim” dài 4,7 m và rộng 1,1 m và có thể mang đầu đạn nặng 165 kg. Bộ phận đẩy của tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn và tên lửa chỉ cần 2s sau khi phóng sẽ bay ở quỹ đạo bay 30-70 m, sau đó khi bước vào giai đoạn hành trình, tên lửa bay ở độ cao 9-15 m, đến khi cách mục tiêu khoảng 12-15 km, chiều cao bay sẽ giảm xuống còn 8 m. Nếu trong điều kiện khí hậu trên biển thuận lợi, độ cao bay sẽ giảm xuống ở mức 2,5 m.

Mặc dù, ban đầu độ cao bay của tên lửa “cá chim” không được coi là siêu thấp, tuy nhiên, trong giai đoạn bay, tên lửa này áp dụng điều hướng quán tính, chỉ khi tiếp cận mục tiêu mới khởi động radar chủ động, do vậy, trước khi tiếp cận mục tiêu, radar của đối phương rất khó có thể phát hiện ra tên lửa này. Đăc biệt, khi tiếp cận mục tiêu, độ cao bay của tên lửa tiếp tục giảm, do đó xác suất bị radar phát hiện trong toàn bộ quá trình là rất thấp.

Tên lửa “Cá chim” có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, được trang bị trên máy bay tuần tra hàng hải, máy bay trực thăng, máy bay tấn công để tấn công tàu mặt nước. Đáng chú ý, tên lửa này có thể phóng từ nhiều địa điểm khác nhau như trên đất liền, trên tàu, thậm chí là dưới nước. Đầu đạn của tên lửa này là loại đạn nổ xuyên giáp, cũng có thể là đầu đạn nổ sát thương diện rộng, nó có thể xuyên qua lớp giáp 12 mm và phát nổ bên trong cabin.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm