Quốc tế

Tàu ngầm hạt nhân Nga đã vô hiệu vệ tinh Mỹ

Theo nhận từ nhiều chuyên gia quân sự thì Hải quân Hoa Kỳ đã chính thức mất khả năng theo dõi tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Nga.

Nguyên nhân tàu ngầm Mỹ lột vỏ ngay lần đầu đi biển / Tàu ngầm tấn công hiện đại nhất Nhật Bản đi vào hoạt động

Từ thời kỳ chiến tranh Lạnh cho đến hiện tại, Hải quân Mỹ luôn "tự hào" có khả năng phát hiện và theo dõi bất kỳ tàu ngầm nào của mọi đối thủ, trong đó hạm đội tàu ngầm hạt nhân Nga luôn là mục tiêu thu hút sự quan tâm nhiều hơn cả.

Ngoài những biện pháp truyền thống như dùng máy bay tuần tra săn ngầm hay trạm thu phát tín hiệu rải rác dưới đáy biển sâu thì Mỹ còn một phương pháp khác cực kỳ bí mật và đáng ngại, đó là thông qua mạng lưới vệ tinh quân sự.

Washington từng tự tin cho rằng việc dùng vệ tinh để phát hiện tàu ngầm đối phương chính là sự khác biệt lớn giữa họ với đối thủ, do không có biện pháp tương tự để đối chứng nên đối tượng bị theo dõi sẽ chẳng có cách nào để lẩn tránh.

Tuy nhiên mới đây đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, họ bất ngờ mất khả năng giám sát tàu ngầm Nga. Hiện tại, vệ tinh quân sự cũng như phương tiện trinh sát ngoài không gian chẳng thể phát hiện tàu ngầm Nga, thậm chí không biết đối tượng đã đi đến đâu ngoài đại dương.

Điều này buộc Hải quân Mỹ phải quay lại phương pháp truyền thống là sử dụng máy bay tuần tra hàng hải để tìm kiếm tàu ​​ngầm, tuy nhiên ngay cả trong trường hợp này, thực tế kết quả mang lại là rất thấp.

Tau ngam hat nhan Nga davo hieuve tinh My
Tàu ngầm hạt nhân Nga đã biến mất khỏi tầm trinh sát của vệ tinh quân sự Mỹ

Lý do dẫn đến tình trạng trên theo nhận định là việc sử dụng các khả năng kỹ thuật độc đáo của tàu ngầm Nga, đặc biệt chúng ta đang nói về việc tích hợp các động cơ phụ trợ, giúp giảm tiếng ồn xuống mức tối thiểu.

"Nhiệm vụ chính của các tàu ngầm hạt nhân Nga thuộc Dự án 955A (tên định danh Borei-A) là lặn sâu và biến mất trong vùng biển rộng lớn của đại dương cũng như giữ bí mật ở mức cao nhất có thể", tạp chí The Drive của Mỹ cho biết.

Sự chú ý đặc biệt trong nhận định của tờ báo Mỹ được dành cho việc Nga đã thiết kế một cặp động cơ phụ trợ mà mỗi chiếc tàu ngầm như vậy nhận được. "Động cơ phụ trợ không chỉ cung cấp thêm năng lượng khi hành trình ở tốc độ thấp, mà còn giúp giảm tiếng ồn tạo ra bởi một tàu ngầm", trang Lenta.ru cho biết

Các chuyên gia quân sự quốc tế lưu ý rằng trong hoàn cảnh hiện tại, tàu ngầm hạt nhân Nga có thể dễ dàng xuất hiện ở ngay sát biên giới Hoa Kỳ, và chỉ lặng lẽ quay trở lại căn cứ của họ trong sự bất lực của đối phương.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm